Chi phí biên (Marginal Cost) là gì, làm thế nào để tính?

Trong quản lý kinh doanh và lĩnh vực tài chính, việc hiểu và tính toán chi phí biên là một khía cạnh quan trọng để đưa ra quyết định sản xuất và quản lý chi phí một cách hiệu quả. Vậy chi phí biên là gì? Làm sao để tính được chi phí biên? VayOnlineNhanh sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Chi phí biên
Chi phí biên

Chi phí biên là gì?

Chi phí biên, hay còn gọi là chi phí cận biên (marginal cost), là số tiền mà một doanh nghiệp phải chi thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Nó đại diện cho sự gia tăng chi phí hoặc sự hy sinh thêm mà doanh nghiệp phải đối mặt để thu được một đơn vị sản phẩm đầu ra.

Có thể hiểu đơn giản hơn, chi phí biên là sự thay đổi trong tổng chi phí sản xuất khi số lượng sản phẩm tăng hoặc giảm một đơn vị so với mức dự tính ban đầu.

Công thức tính chi phí biên

Đầu tiền, cần tính thay đổi tổng chi phí (∆C) là sự biến đổi trong chi phí sản xuất khi khối lượng sản phẩm thay đổi. Được tính bằng cách lấy chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất mới trừ đi chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất ban đầu.

∆C = Cm – Cbđ

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp A sản xuất 1.000 đôi giày với tổng chi phí là 400.000.000 đồng, và sau đó tiếp tục sản xuất thêm 200 đôi giày với tổng chi phí là 470.000.000 đồng, thì sự thay đổi tổng chi phí (∆C) sẽ là 70.000.000 đồng.

Tiếp theo xác định thay đổi sản lượng (∆Q) là sự biến đổi trong khối lượng sản phẩm sản xuất. Được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm thực hiện trong lần sản xuất sau trừ đi khối lượng sản phẩm thực hiện trong lần sản xuất trước đó.

∆Q = Qm – Qbđ

Trong ví dụ trên, nếu doanh nghiệp A đã chuyển từ sản xuất 1.000 đôi giày thành 1.200 đôi giày, thì sự thay đổi về sản lượng (∆Q) sẽ là 200 sản phẩm. Sau đó, chi phí biên (MC) của doanh nghiệp A được tính bằng cách chia sự thay đổi tổng chi phí (∆C) cho sự thay đổi sản lượng (∆Q):

MC = ∆C / ∆Q

Như vậy, chi phí biên (MC) của doanh nghiệp A sẽ là: 70.000.000 / 200 = 350.000 đồng.

Đồ thị minh họa chi phí biên

Đồ thị minh họa chi phí biên
Đồ thị minh họa chi phí biên

Trong đó:

  • q: sản lượng đầu ra
  • q*: mức sản lượng tại đó chi phí biên đạt giá trị tối thiểu

Đường chi phí biên có hình dạng như một đường chữ U. Điều này có nghĩa là chi phí biên ban đầu sẽ tăng cao khi sản lượng đầu ra còn thấp. Khi sản lượng tăng lên, mức tăng của chi phí biên giảm dần và đạt đến mức tối thiểu. Sau đó, khi sản lượng vượt qua mức tối ưu, chi phí biên lại tăng.

Có một số lý do giải thích cho hình dạng này:

  • Khi sản lượng đầu ra còn thấp, có sự dư thừa năng lực hoặc công suất của các yếu tố sản xuất cố định. Điều này dẫn đến xuất hiện chi phí cố định. Tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách tương ứng vì doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả hơn các năng lực dư thừa của các đầu vào. Do đó, chi phí tăng thêm khi sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn so với đơn vị sản phẩm trước đó.
  • Khi sản lượng tăng đến một mức nào đó, lợi thế từ chi phí cố định tương ứng với một quy mô nhất định đã được khai thác hết. Những chi phí mới sẽ xuất hiện, chẳng hạn như chi phí quản lý và đầu tư vào tài sản cố định. Khi đó, chi phí biên sẽ tăng lên.

Những ưu điểm và hạn chế của chi phí biên

Chi phí cận biên giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự biến đổi của chi phí và lợi nhuận theo mức độ sản xuất hoặc hoạt động. Tuy nhiên, như bất kỳ công cụ nào khác, nó cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng như sau:

Ưu điểm

  • Dễ dàng so sánh và đối chiếu: Chi phí biên cho phép người quản lý dễ dàng so sánh kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch và đưa ra quyết định cắt giảm những hoạt động không hiệu quả. Nó cung cấp một cách tiếp cận rõ ràng và định lượng để so sánh chi phí và doanh thu.
  • Đơn giản và dễ áp dụng: Phương pháp tính toán chi phí biên đơn giản và dễ hiểu, giúp người quản lý sử dụng nhanh chóng và hiệu quả. Nó không đòi hỏi sự phức tạp trong việc thu thập dữ liệu hoặc tính toán phức tạp.
  • Hỗ trợ quyết định: Chi phí biên giúp người quản lý đưa ra quyết định có giá trị, dựa trên việc tổng hợp kết quả và phân tích chi phí. Nó hỗ trợ quá trình lập kế hoạch sản xuất mới và lựa chọn sản phẩm tối ưu với giá thành ổn định.
  • Tối ưu hóa sản phẩm: Áp dụng chi phí biên giúp tìm ra sản phẩm tối ưu với giá thành sản xuất không biến động. Qua việc phân tích chi phí biên, người quản lý có thể xác định sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất trong một môi trường kinh doanh.

Hạn chế

Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế của chi phí biên, bao gồm:

  • Khó khăn trong định giá sản phẩm tồn kho: Trong quá trình áp dụng chi phí biên, người quản lý có thể gặp khó khăn và hạn chế trong việc định giá chính xác cho sản phẩm tồn kho.
  • Rủi ro và hạn chế: Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của chi phí biên để đưa ra quyết định có thể gặp phải rủi ro và hạn chế. Việc không xem xét đầy đủ các yếu tố khác như chất lượng, thị trường và chiến lược cạnh tranh có thể dẫn đến các quyết định không chính xác.

Sự khác nhau giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân

Chi phí biên và chi phí bình quân là hai khía niệm khác nhau, để phân biệt giữa chúng, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí so sánh Chi phí biên Chi phí trung bình
Định nghĩa Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm
Cách tính Tổng thay đổi chi phí / Thay đổi số lượng sản phẩm Tổng chi phí / Số lượng sản phẩm đã sản xuất
Mục đích So sánh kết quả thực hiện kế hoạch Đánh giá tác động đến chi phí đơn vị sản phẩm

Bên cnahj đó, giữa 2 loại chi phí này cũng có mối tương quan như sau:

  • Khi sản lượng tăng, chi phí bình quân sẽ giảm và chi phí cận biên sẽ nhỏ hơn chi phí bình quân.
  • Khi sản lượng giảm, chi phí bình quân sẽ tăng và chi phí cận biên sẽ lớn hơn chi phí bình quân.
  • Trong trường hợp chi phí bình quân không thay đổi, tức là luôn ở mức tối đa hoặc tối thiểu, thì chi phí cận biên sẽ bằng chi phí bình quân.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới một số trường hợp đặc biệt giữa chi phí biên và chi phí bình quân:

  • Chi phí biên cố định: Trong một số ngành công nghiệp như mạng truyền tải điện, chi phí biên là cố định, tức là không thay đổi khi khối lượng sản xuất tăng. Mỗi đơn vị sản xuất bổ sung sẽ được sản xuất với chi phí bổ sung không đổi trên một đơn vị. Trong trường hợp này, đường cong chi phí bình quân dốc xuống liên tục và tiệm cận với đường cong chi phí biên. Chi phí biên sẽ luôn nhỏ hơn chi phí bình quân.
  • Tính không tuyến tính hoặc không liên tục: Chi phí biên hoặc chi phí bình quân có thể không tuyến tính hoặc không liên tục. Điều này có nghĩa là đường cong chi phí chỉ thể hiện trên một quy mô sản xuất hạn chế của một dạng công nghệ nhất định.
  • Điểm cân bằng giá chi phí bình quân: Điểm cân bằng giá chi phí bình quân là điểm giao cắt của đường cong chi phí bình quân và đường cầu thị trường theo phương pháp định giá chi phí bình quân. Đây là điểm mà doanh nghiệp chọn để sản xuất.
Sự khác nhau giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
Sự khác nhau giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân

Làm sao để giảm chi phí biên?

Để giảm chi phí biên của doanh nghiệp, có một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể áp dụng:

  • Quản lý chi phí hiệu quả: Điều quan trọng nhất để giảm chi phí biên là quản lý chi phí một cách cẩn thận và hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự chú ý đến từng khía cạnh của quá trình sản xuất và kinh doanh, bao gồm cả việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, lao động, quản lý kho, và chi phí hậu cần. Đặt mục tiêu cắt giảm lãng phí và tìm kiếm cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành.
  • Đầu tư công nghệ hiện đại: Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể giúp tăng năng suất lao động và cải thiện hiệu quả sản xuất. Công nghệ tiên tiến có thể giảm thời gian sản xuất, giảm lỗi và tăng năng suất tổng thể. Đồng thời, nó cũng có thể giảm sự phụ thuộc vào lao động và giúp tiết kiệm chi phí lao động.
  • Đào tạo nhân lực: Đào tạo nhân lực là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và giảm lãng phí. Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ để thực hiện công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Điều này có thể đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng lúc và đạt chất lượng cao, giúp giảm thiểu lỗi và tăng năng suất lao động.
  • Đánh giá và cải tiến chính sách quản lý: Thường xuyên đánh giá và cải tiến các chính sách quản lý để đảm bảo rằng chúng phù hợp với quy mô sản xuất nhất và phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả của nguồn nhân lực. Điều này có thể bao gồm việc xem xét và cải tiến quy trình sản xuất, quản lý kho, quản lý lao động, và các chính sách về mua hàng và tiếp thị.
  • Theo dõi các chỉ số quan trọng: Để giảm chi phí biên, quan trọng để theo dõi các chỉ số quan trọng như chi phí cận biên và lợi nhuận cận biên. Thông qua việc theo dõi và phân tích các chỉ số này, người quản lý có thể xác định các nguyên nhân gây ra chi phí cao và tìm cách cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Một số kinh nghiệm phân tích chỉ số biên

Phân tích chỉ số biên, như chi phí cận biên, có thể gặp khó khăn trong các ngành công nghiệp như đóng tàu, máy bay và các ngành có giá trị sản phẩm dở dang tương ứng với doanh thu lớn.

Trong trường hợp này, khi chi phí chung cố định không được tính vào giá trị cuối kỳ của sản phẩm dở dang, kết quả phân tích chỉ số biên có thể không chính xác. Có thể xảy ra tình huống doanh nghiệp bị lỗ hàng năm và chỉ khi hoàn thành sản phẩm thì có thể thu được lợi nhuận lớn.

Ngoài ra, trong phân tích chỉ số biên, yếu tố thời gian thường bị bỏ qua. Ví dụ, hai công việc có thể có cùng chi phí cận biên, nhưng nếu một công việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, thì chi phí thực tế của công việc đó sẽ cao hơn so với công việc khác. Tuy nhiên, điều này thường không được tính toán và phân tích trong phân tích chi phí cận biên.

Một số kinh nghiệm phân tích chỉ số biên
Một số kinh nghiệm phân tích chỉ số biên

Ngoài ra, phân tích chi phí cận biên thường bỏ qua thực tế rằng chi phí cố định cũng có thể được kiểm soát. Điều này dẫn đến việc đánh giá sai về tầm quan trọng của khả năng kiểm soát chi phí cố định và gây ra hiệu quả quản lý chi phí kém.

Do vậy, khi áp dụng phân tích chỉ số biên, doanh nghiệp cần cẩn trọng và thận trọng. Việc trình bày và giải thích chi phí cận biên phải được thực hiện một cách hợp lý, chính xác và liên quan đến tất cả các yếu tố biến đổi trong một tình huống cụ thể. Điều này sẽ đảm bảo đưa ra những quyết định quản trị chính xác và hiệu quả.

Tổng kết

Bài viết trên của VayOnlineNhanh đã cung cấp toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn chi phí biên là gì cũng như cách tính chi phí biên và áp dụng nọ một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm nắm vững kiến thức này để đưa ra các kế hoạch kinh doanh hoặc những chiến lược đầu tư phù hợp.

Rate this post

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ovay – App vay tiền trực tuyến lên đến 20 triệu, duyệt trong ngày

Trong số những ứng dụng vay tiền trực tuyến đang phổ biến hiện

10+ App vay tiền bằng CCCD gắn chip mới duyệt online 24/7

Bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực cho vay,

Cách vay Doctor Đồng lần 2, lần 3 với hạn mức đến 10 triệu

Bạn đã từng trải qua quá trình vay thành công tại Doctor Đồng

Doctor Đồng – Vay 10 Triệu Trong Ngày Chỉ Cần CMND lãi suất 0%

Doctor Dong (hay còn gọi là Doctor Đồng, Doctordong, DrDong) là 1 thương

Tra cứu lịch trả nợ, tra cứu hợp đồng SHB Finance bằng CMND

SHB Finance là một trong những công ty tài chính cung cấp những

5 cách tra cứu hợp đồng Home Credit nhanh chóng, dễ dàng

Hợp đồng HomeCredit là một trong những tài liệu quan trọng khi bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *