Chứng chỉ tiền gửi là gì, có ưu nhược điểm ra sao?

Chứng chỉ tiền gửi là một kênh đầu tư được nhiều người chọn nhờ những ưu điểm mà nó đem lại. Tuy nhiên, các kênh đầu tư nói chung thường khá phức tạp về cả định nghĩa lẫn các vấn đề về thủ tục.

Bài viết sau đây của VayOnlineNhanh sẽ cung cấp những thông tin để trả lời câu hỏi “chứng chỉ tiền gửi là gì?” hay những quyền lợi mang lại và quy định của nó.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi tương đối giống với sổ tiết kiệm, đây là một loại giấy có giá được ngân hàng phát hành. Chức năng của nó là chứng nhận sự sở hữu của bạn với một khoản tiền được gửi tại ngân hàng.

Nói cách khác, chứng chỉ tiền gửi là cách để ngân hàng huy động vốn từ các nguồn tiền “nhàn rỗi” của tổ chức hoặc cá nhân. Với kênh đầu tư này, khách hàng sẽ được nhận phần tiền lãi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hoặc chuyển nhượng theo quy định của ngân hàng và luật hiện hành.Tùy vào các ngân hàng và đợt phát hành khác nhau, chứng chỉ tiền gửi sẽ có nhiều mức thời hạn với thời hạn có thể là 6 tháng, 12 tháng, thậm chí 84 tháng,… Chứng chỉ tiền gửi được phát hành dựa trên các điều khoản được quy định nghiêm ngặt.

chứng chỉ tiền gửi là gì?
chứng chỉ tiền gửi là gì?

Xem thêm: Sổ tiết kiệm là gì? các loại tiền gửi tiết kiệm ngân hàng có lãi suất cao?

Quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi

Dưới đây là danh sách các quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi chi tiết, bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn

Đối tượng phát hành

Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá nói chung được pháp luật quy định bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại.
  • Các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
  • Các công ty tài chính.
  • Công ty cho thuê tài chính.
  • Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.

Hình thức phát hành

Đối với giấy tờ có giá theo hình thức ghi danh hoặc vô danh, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam được phép phát hành.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mua giấy tờ có giá thì các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam chỉ được phát hành theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.

Với giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nước ngoài có chi nhánh trong nước được phát hành cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Nội dung của giấy tờ có giá

  • Các loại giấy tờ có giá, tiêu biểu như chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung quan trọng theo quy định.
  • Đây là những thông tin cơ bản mà khách hàng cần đặc biệt chú ý:
  • Tên đơn vị phát hành giấy tờ có giá
  • Tên loại giấy tờ có giá (là chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay kỳ phiếu…)
  • Thời điểm phát hành và thanh toán, thời hạn
  • Mệnh giá
  • Mức lãi suất
  • Thời điểm, phương thức thanh toán lãi và gốc
  • Loại giấy tờ có giá (vô danh hay ghi danh)
  • Với giấy tờ có giá theo hình thức ghi danh có các thông tin sau: tên và số đăng ký kinh doanh của đơn vị; địa chỉ đơn vị mua giấy tờ có giá (nếu bên mua là tổ chức); tên, CMND, hộ chiếu và địa chỉ của người mua (nếu bên mua là cá nhân)
  • Ký hiệu, sêri phát hành
  • Chữ ký của bên phát hành (tổ chức tín dụng, ngân hàng)
  • Các nội dung quan trọng khác

Đồng tiền phát hành và thanh toán

Các loại giấy tờ có giá luôn được phát hành và thanh toán bằng Việt Nam đồng.

Mệnh giá của giấy tờ có giá

Mệnh giá của giấy tờ có giá có mức tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác lớn hơn mức tối thiểu phải là bội số của 100.000đ.

Mệnh giá của giấy tờ có giá được phát hành bằng hình thức chứng chỉ, chứng chỉ này sẽ được in theo thỏa thuận giữa bên cấp và bên mua.

Mệnh giá của giấy tờ có giá cũng có thể được phát hành bằng hình thức ghi sổ với thỏa thuận giữa bên phát hành là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với người mua.

Lãi suất

Dựa vào từng thời kỳ và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất của các loại giấy tờ có giá được phát hành cũng sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi này nhằm đảm bảo việc hoạt động hiệu quả cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Việc thay đổi sẽ được bên phát hành chủ động thực hiện theo yêu cầu.

Phương thức phát hành giấy tờ có giá

Phát hành trực tiếp, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành hay đấu thầu là các hình thức cấp giấy tờ có giá của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay tổ chức tín dụng. Quy trình phát hành theo các yêu cầu này phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đối với ba hình thức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành, mức phí sẽ được bên cấp thỏa thuận với các đơn vị bảo lãnh, đại lý và đấu thầu.

Thủ tục phát hành

Mỗi tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thủ tục phát hành giấy tờ có giá riêng. Tuy nhiên, điểm chung là các thủ tục này phải luôn phù hợp với hình thức quản lý, đặc điểm riêng của các đơn vị này. Cùng với quy định của Ngân hàng Nhà nước, thủ tục phát hành sẽ đảm bảo tính an toàn và chính xác cao nhất cho các loại giấy tờ có giá.

Quy định thanh toán

  • Đến hạn thanh toán, đơn vị phát hành giấy tờ có giá như các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn thành việc trả tiền gốc cho khách hàng.
  • Các tổ chức phát hành giấy tờ có giá có thể thanh toán tiền lãi theo hình thức trả lãi trước, trả lãi khi đến hạn hoặc trả lãi theo kỳ.
  • Ngoài ra, các tổ chức phát hành giấy tờ có giá cũng phải đưa ra thỏa thuận về việc thay đổi lãi theo kỳ hay lãi suất cố định.

Mục đích của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ngân hàng

Hiện nay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, điều này có thể chứng minh cho ưu điểm của các loại giấy tờ có giá này với đối tượng là bên phát hành.

chứng chỉ tiền gửi ngân hàng
chứng chỉ tiền gửi ngân hàng

Chứng chỉ tiền gửi là công cụ để ngân hàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội.Chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm là không cho phép rút trước thời gian đáo hạn. Vậy nên, nếu cần nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài, ngân hàng thường sử dụng chứng chỉ tiền gửi.

Các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến nhất

Dưới đây là danh sách các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến nhất 2020

Chứng chỉ tiền vô danh

Khi giấy tờ có giá không ghi tên chủ sở hữu, nó được gọi là chứng chỉ tiền gửi vô danh, chứng chỉ này sẽ thuộc sở hữu của người giữ chứng chỉ tiền gửi.

Chứng chỉ tiền ghi danh

chứng chỉ tiền gửi ghi danh
chứng chỉ tiền gửi ghi danh

Khi chứng chỉ ghi tên người sở hữu, chứng chỉ đó được gọi là chứng chỉ tiền gửi ghi danh.

Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ

Đây là loại chứng chỉ tiền gửi không có khả năng chuyển nhượng, chỉ được bán theo mệnh giá và thanh toán lãi vào thời gian đáo hạn.

Ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi được xem là một trong những hình thức đầu tư có nhiều ưu điểm cho cả bên phát hành lẫn nhà đầu tư. Một số ưu điểm có thể kể đến như sau:

  • Tỷ lệ rủi ro của hình thức này khá thấp, điều này có được nhờ các quy định cho phép phát hành chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước.
  • Thông thường, chứng chỉ tiền gửi được phát hành và đảm bảo bởi các tổ chức ngân hàng, tài chính lớn.
  • Số tiền gốc và mức lãi sẽ luôn được đảm bảo trong thời hạn, điều này làm chứng chỉ tiền gửi khá giống với việc gửi tiết kiệm.
  • Lãi suất của hình thức chứng chỉ tiền gửi cao hơn nhiều kênh đầu tư khác.
  • Khả năng chuyển nhượng, cho hoặc bán khá linh hoạt, khách hàng có thể bán để lấy lại vốn một cách dễ dàng.

Khuyết điểm của chứng chỉ tiền gửi

Dù có nhiều ưu điểm, chứng chỉ tiền gửi vẫn có những hạn chế tồn tại nhất định. Khách hàng cần đặc biệt tìm hiểu về những khuyết điểm để có quyết định có sử dụng kênh đầu tư này hay không.

Khi sử dụng chứng chỉ tiền gửi, bạn sẽ không thể thanh toán trước hạn quy định. Nói cách khác, chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp. Chính vì thế, khi cần tiền, chứng chỉ tiền gửi thường được dùng để thế chấp hoặc chuyển nhượng.

Quyền lợi khi mua chứng chỉ tiền gửi

Khi tham gia vào bất kỳ một kênh đầu tư nào, mục tiêu đầu tiên là đem lại cho mình nhiều quyền lợi nhất. Hãy cùng điểm qua những quyền lợi mà chứng chỉ đem lại cho người tham gia:

  • Chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất tương đối cao, đây là một trong những lý do khiến người tham gia lựa chọn chứng chỉ tiền gửi.
  • Chứng chỉ tiền gửi cho phép người tham gia tặng, cho hoặc chuyển nhượng, vì vậy khi cảm thấy không muốn tiếp tục đầu tư, người tham gia có thể thực hiện quy trình chuyển nhượng và ngân hàng sẽ là đơn vị trung gian khi giao dịch xảy ra.
  • Ngoài ra, làm quà cũng là một chức năng của loại giấy tờ có giá này vì thủ tục thực hiện khá đơn giản nên đây sẽ là cách tặng khá hay ho.
quyền lợi khi mua chứng chỉ tiền gửi
quyền lợi khi mua chứng chỉ tiền gửi

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại 1 số ngân hàng

Tên ngân hàng Lãi suất
Ngân hàng VIB 6.68%/năm với kỳ hạn 18 tháng
6.88%/năm với kỳ hạn 24 tháng
Ngân hàng Viet Capital 10.2% với kỳ hạn 60 tháng
9.5% với kỳ hạn 24 tháng
Ngân hàng SHB 9.1%/năm với kỳ hạn 6 năm
9.3%/năm với kỳ hạn 8 năm
Ngân hàng Eximbank 8.5%/năm với kỳ hạn 24 và 36 tháng
Ngân hàng Sacombank 9.78%/năm

Chứng chỉ tiền gửi so với các kênh đầu tư khác

Ngoài chứng chỉ tiền gửi thì còn rất nhiều kênh đầu tư khác mà bạn có thể sử dụng khi có tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư, dưới đây là 1 vài thông tin so sánh để bạn tham khảo

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

  • Về lãi suất:

Đối với sổ tiết kiệm: Lãi suất sẽ được quy định theo từng ngân hàng và kỳ hạn.

Đối với chứng chỉ tiền gửi: Thông thường, chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất hấp dẫn hơn và tương đối ổn định.

  • Về kỳ hạn:

Đối với sổ tiết kiệm: Kỳ hạn thông thường từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng thậm chí lên đến 24 tháng.

Đối với chứng chỉ tiền gửi: Kỳ hạn của loại giấy tờ có giá này thường dài hơn, có thể lên đến 84 tháng và tùy thuộc vào kỳ phát hành.

  • Về tính thanh khoản:

Đối với sổ tiết kiệm: Chủ sổ có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, tuy nhiên thông thường mức lãi suất của sổ tiết kiệm không kỳ hạn lại khá thấp.

Đối với chứng chỉ tiền gửi: Tính thanh khoản thấp hơn sổ tiết kiệm, người dùng chỉ có thể chuyển nhượng, thế chấp để thu hồi vốn đầu tư và không thể rút tiền trước kỳ hạn.

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chính phủ

Trái phiếu được xem là một loại công cụ nợ, người phát hành sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ trong một khoản thời gian xác định cho người mua trái phiếu.

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chính phủ
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chính phủ

Thông thường, phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp, cũng có thể là các tổ chức nhà nước.

Về ưu điểm, trái phiếu được xem là hình thức huy động vốn nhanh hơn các hình thức khác. Tuy nhiên, so với chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu nói chung thường có nhiều rủi ro hơn.

Lý do là khi doanh nghiệp hay tổ chức phát hành trái phiếu phá sản, người mua trái phiếu sẽ chịu tổn thất một phần hoặc có thể là toàn bộ. Trái phiếu chính phủ có thời hạn dài hơn chứng chỉ tiền gửi, thông thường lên đến 5 năm.

Chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu

Kỳ phiếu được biết đến như một loại giấy tờ chứa cam kết vô điều kiện của người lập cho người hưởng lợi. Ngoài ra, đây cũng có thể là cam kết trả tiền cho người khác theo lệnh của người hưởng lợi.

Trên thực tế, hình thức kỳ phiếu tại Việt Nam không quá phổ biến. Kỳ phiếu có lãi suất cao vì vậy tốc độ huy động vốn khá nhanh.

Ngoài ra, kỳ phiếu cũng có thể được chuyển nhượng nên nếu cần vốn, bạn cũng có thể thế chấp kỳ phiếu để lấy tiền.

Kết luận

Tóm lại, chứng chỉ tiền gửi là hình thức huy động vốn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, các quy định và điều khoản thực hiện phát hành cũng như sử dụng loại giấy tờ có giá này vẫn khá phức tạp và nhà đầu tư cần có sự tìm hiểu kỹ càng để tránh nhầm lẫn gây rủi ro.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi “chứng chỉ tiền gửi là gì” cũng như những thắc mắc về quy định và điều khoản của nó. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có sự đầu tư thông minh nhất.

Xem thêm:

Số cif là gì? Phương thức hoạt động thế nào? 

Ký quỹ là gì? Các loại hình ký quỹ ngân hàng hiện nay

Cvv là gì? Mã Cvv được dùng để làm gì?

Mã OTP là gì? Cách sử dụng mã OTP an toàn và hiệu quả

Token là gì? Các loại token ngân hàng hiện nay

Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.VN

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các ngân hàng vay thế chấp xe ô tô cũ lãi suất thấp nhất 2023

Vay thế chấp xe ô tô cũ được bao nhiêu tiền? Lãi suất

Quy trình thẩm định và giải ngân Fe Credit mất bao lâu?

Quy trình giải ngân Fe Credit ra sao? Quy trình thậm định Fe

Cách tất toán khoản vay SHB Finance trước hạn và phí phạt

Tất toán khoản vay SHB Finance là một quy trình quan trọng và

Vay 50 triệu Home Credit lãi suất bao nhiêu, cách vay thế nào?

Với sự phổ biến của các công ty tài chính như Home Credit,

Địa chỉ cho vay trả góp 100 ngày uy tín cập nhật mới 2023

Vay trả góp 100 ngày lãi suất thấp giải ngân nhanh hiện đang

Nợ xấu Home Credit bao lâu thì xóa, cách xóa chi tiết

“Nợ xấu” là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều