Trong các giao dịch ngân hàng, mã số CIF đóng một vai trò rất quan trọng nhưng nếu không phải người hoạt động trong ngành thì sẽ rất khó hiểu được tác dụng của mã này. Vậy số CIF là gì? Có tác dụng như thế nào? Làm sao để tra cứu? Cùng VayOnlineNhanh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Mã CIF Là Gì?
Số CIF được viết tắt từ Customer Information File, là một tệp thông tin điện tử có khả năng lưu trữ toàn bộ thông tin của khách hàng. Các thông tin ấy bao gồm các mối quan hệ tín dụng, tài khoản hoặc thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng.
Tệp thông tin ấy giúp cho ngân hàng có thể biết được hồ sơ tín dụng khách hàng của mình bao gồm các thông tin về số dư nợ, khoản vay, số dư tài khoản…
Dãy số Cif thường bao gồm từ 8 đến 11 con số đại diện cho những tệp thông tin khác nhau của các khách hàng. Mỗi khách hàng có thể có nhiều số tài khoản khác nhau tại ngân hàng và sẽ được liên kết chỉ với 1 số CIF duy nhất.
Xem thêm: Số CVV là gì? CVC là gì?
Công Dụng Của CIF
Số CIF có vai trò rất quan trọng giúp ngân hàng quản lý dữ liệu và thông tin của khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính. Khi có bát kỳ giao dịch nào được khách hàng thực hiện thì tất cả những thông tin trong lần giao dịch đó đều sẽ được lưu lại trên số CIF.
Bên cạnh đó, các dự liệu được lưu trên CIF sẽ thường xuyên cập nhật để việc quản lý tại ngân hàng đạt được hiểu quả tốt nhất. Thông qua đây, nhân viên cũng sẽ dễ dàng tra cứu những thông tin của khách hàng hơn khi được yêu cầu.
Cách Phân Biệt Mã Số CIF Với Số Thẻ ATM Và Số Tài Khoản
Khi thực hiện giao dịch ngân hàng, bên cạnh số Cif thì bạn cần hiểu rõ và phân biệt được thêm 2 loại số khác với số Cif là số thẻ atm và số tài khoản. Bạn cần nên lưu ý mỗi khi bạn đăng ký hoặc mở bất kỳ một tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ được cung cấp một tài khoản và một thẻ cứng để sử dụng.
Số thẻ ATM
Số thẻ thường được in nổi trên thẻ cứng mà ngân hàng cung cấp riêng cho mỗi khách hàng với 12 hoặc 19 con số. Trong dãy số thẻ bao gồm 4 chữ số đầu còn được gọi là BIN (Bank Identification Numbers) chính là dãy số ấn định chung cho tất cả các ngân hàng.
Hai chữ số tiếp theo chính là mã số thuộc ngân hàng nơi bạn đăng ký tài khoản và bốn số sau cùng chính là số CIF mà chúng ta đã được biết như trên.
Số tài khoản
Thông thường thì số tài khoản được cung cấp qua email mà khách hàng đăng ký hoặc qua một mẩu giấy. Sau khi nhận thẻ tại ngân hàng, bạn sẽ nhận một tờ giấy ghi số tài khoản bên trong đựng kèm với mã pin.
Tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau mà dãy số tài khoản thường chứa từ 9 đến 14 chữ số. Trong dãy số đấy, ba chữ số đầu tiên của dãy là đại diện cho chi nhánh của ngân hàng.
Một số ngân hàng còn bao gồm chữ cái trong dãy số tài khoản. Số tài khoản đóng vai trò hết sức quan trọng trong các cuộc giao dịch với ngân hàng.
Phương Thức Hoạt Động Của Số CIF
Số cif có chứa mọi thông tin tín dụng của khách hàng bao gồm các thông tin về lịch sử giao dịch, số dư tài khoản, lịch sử cho vay hoặc các thông tin về hồ sơ khách hàng bao gồm các thông tin về họ tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh…
Số CIF sẽ được cập nhật liên tục để đảm bảo tính chính xác và ngân hàng sẽ dùng số CIF để phân tích dữ liệu khách hàng và dựa vào đó để làm cơ sở nhằm mục đích tiếp thị các sản phẩm phù hợp.
Bên cạnh đó, số CIF cũng được sử dụng để hỗ trợ các chức năng quản lý các dịch vụ khác mà khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
Cách Tra Cứu Số CIF Ngân Hàng
Sau đây là cách tra cứu số Cif được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất.
Tra cứu online
Tại website:
- Đăng nhập website ngân hàng của bạn.
- Chọn tùy chọn và tuyên bố điện tử.
- Tiếp theo là chọn khoảng thời gian để cho tuyên bố điện tử.
- Trang tóm tắt về tài khoản ngân hàng sẽ hiển thị số CIF của bạn.
Tại ứng dụng di động:
- Số Cif của bạn có thể được tìm thấy trên những ứng dụng hoặc số thẻ của các tài khoản ngân hàng khác nhau.
Tra cứu offline
- Sổ tiết kiệm: Số Cif của bạn sẽ được in ở trang đầu tiên của sổ tiết kiệm.
- Kiểm tra sổ séc: Tương tự như trên, số Cif cũng được in trên trang đầu tiên của sổ séc.
- Chăm sóc khách hàng: Bạn cũng có thể liên lạc để tìm lại số Cif thông qua hotline chăm sóc khách hàng của ngân hàng bạn đang dùng.
- Quản lý ngân hàng: Thậm chí bạn còn có thể liên hệ trực tiếp với người quản lý chi nhánh của ngân hàng để lấy lại thông tin liên quan đến số Cif.
Đặc Điểm Nhận Biết Mã CIF Của Một Số Ngân Hàng Phổ Biến
Dưới đây là cách nhận biết số cif ngân hàng của 1 số ngân hàng phổ biến
Số Cif TPBank
Số Cif của ngân hàng TPBank cũng giống như hầu hết các ngân hàng khác, được in trên dãy số thẻ theo trình tự bao gồm: 6 số đầu là mã BIN của ngân hàng TPBank (9704 23), tiếp nối theo là 8 chữ số và cuối cùng là số Cif.
Số Cif VietcomBank
Đối với ngân hàng Vietcombank, số CIF bao gồm 8 chữ số đã được in trong dãy số thẻ theo cấu trúc thẻ như sau 9704 36 12345678 111, trong đó: 9704 là mã số quy ước của các ngân hàng ở Việt Nam, 36 là mã của ngân hàng Vietcombank, 12345678 là mã số CIF của khách hàng và 111 là dãy số có thể ngẫu nhiên dùng để phân biệt các khách hàng có trong cùng 1 hệ thống.
Số Cif BIDV
Cũng như hai ngân hàng trên, BIDV cũng sử dụng số CIF với mục đích hỗ trợ cho việc lưu trữ, cập nhật, phân tích dữ liệu và thông tin khách hàng.
Số CIF của BIDV nằm gọn trong dãy số thẻ gồm 8 hoặc 9 chữ số đều được in trên thẻ cứng của bạn và có cấu trúc như sau: 6 số đầu là mã BIN của ngân hàng BIDV (9704 18). Tiếp theo đến là dãy số CIF gồm 8 số và các số còn lại.
Số Cif VPBank
Số thẻ ATM VPbank là một dãy số được in nổi trên bề mặt thẻ.
Dãy số này bao gồm tổng cộng 12 chữ số và được bắt đầu bằng dãy 9704 được gọi là số BIN , là số ấn định chung cho tất cả các ngân hàng.
Tiếp theo đó là hai chữ số 32 là tượng trưng cho ngân hàng VPBank. Bốn chữ số sau đó là số mã khách hàng CIF.
Tại Sao Không Nên Chia Sẻ Số CIF Cho Người Khác?
Nhiều câu hỏi về an toàn bảo mật số thẻ và tài khoản đã được đặt ra và nếu việc để lộ số thẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến độ an toàn và bảo mật tài khoản cá nhân?
Liệu việc chia sẻ số Cif cho người khác là nên hay không? Câu trả lời ở đây là không vì số Cif đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ và bảo mật toàn bộ thông tin và dữ liệu quan trọng của các quá trình giao dịch của khách hàng.
Bởi vậy bạn tuyệt đối không nên chia sẻ số Cif của mình cho bất kỳ ai hoặc chỉ khi vào những lúc gặp vấn đề cần giải quyết thì bạn chỉ nên cung cấp số Cif của mình cho các nhân viên ngân hàng để có thể hỗ trợ và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Kết luận
Đến đây, có lễ bạn đã nắm được những thông tin cần thiết để hiêu rõ số CIF là gì cũng như biết được ý nghĩa và vai trò của nó đối với các ngân hàng. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Xem thêm:
Ký quỹ là gì? Các loại hình ký quỹ ngân hàng hiện nay
Cvv là gì? Mã Cvv được dùng để làm gì?
Mã OTP là gì? Cách sử dụng mã OTP an toàn và hiệu quả
Token là gì? Các loại token ngân hàng hiện nay
Mã giao dịch là gì? Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.VN
CÙNG CHUYÊN MỤC
Các ngân hàng vay thế chấp xe ô tô cũ lãi suất thấp nhất 2023
Vay thế chấp xe ô tô cũ được bao nhiêu tiền? Lãi suất
MoneyTap có lừa đảo không? Hướng dẫn vay 50 triệu chi tiết
MoneyTap là 1 trong những thương hiệu tài chính hỗ trợ khoản vay
Vay tiền bằng hóa đơn điện chính chủ không thẩm định uy tín
Vay tiền theo hóa đơn điện là giải pháp xoay sở nhanh chóng
Cách tính phí phạt trả nợ trước hạn tại các ngân hàng Việt Nam
Mặc dù khi vay tiền ngân hàng ai cũng muốn càng thanh toán
Avay là gì, hướng dẫn vay tiền 50 triệu trả góp tại Avay chi tiết
Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính
Tất toán khoản vay Mcredit trước hạn: Điều kiện và phí phát sinh
Trong quá trình vay tiền, có thể có những tình huống khi bạn