Đảo nợ là gì? Cho dù cụm từ này được nhắc đến rất nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên chưa có một quy định rõ ràng nào điều chỉnh về “đảo nợ”.
Ngành ngân hàng chỉ ngầm hiểu rằng, đảo nợ là cho vay nợ mới để trả nợ cũ. Khi có rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ. Tìm hiểu ngay các thông tin về vấn đề đảo nợ trong bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh nhé!
Đảo Nợ Là Gì?
Đảo nợ (tiếng Anh: Refinancing) là hình thức khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân) vay một khoản vay mới để trả một phần hay toàn bộ khoản vay cũ cho chính ngân hàng/ tổ chức tín dụng đó hoặc tổ chức tín dụng/ ngân hàng khác.
Theo Nghị định 94/2018/NĐ-CP mới nhất của Chính Phủ, đảo nợ được quy định tại Khoản 8 Điều 9 như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.” Khoản nợ mới này sẽ được tính bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi mà doanh nghiệp chưa trả được.
Đảo Nợ Ngân Hàng Là Gì?
Đảo nợ ngân hàng có thể hiểu đây là một cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng của cá nhân/doanh nghiệp nhưng chưa có điều kiện, khả năng chi trả khi đến hạn sẽ thành một khoản vay mới.
Khoản vay mới này có thể được thực hiện ngay tại chính ngân hàng vay vốn trước đó hoặc một ngân hàng khác.
Bản chất của đảo nợ ngân hàng là tiếp tục các khoản nợ cũ của khoản vay cũ mặc dù ngân hàng yêu cầu khách hàng của mình phải tìm cách trả hết nợ cũ xong mới được tiến hành vay lại khoản mới.
Ví dụ về cho vay đảo nợ:
Ông Dương là chủ một cơ sở kinh doanh xe máy tại Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 23/4/2019 ông Dương có vay ngân hàng Đông á 1 tỷ đồng để đầu tư.
Ngân hàng Đông á có làm cho ông hợp đồng vay vốn bổ sung vốn kinh doanh.
Thời hạn vay là 12 tháng tính từ ngày 23/4/2019 đến ngày 23/4/2020 ông Dương phải thanh toán số tiền trên cho ngân hàng. Thế nhưng do công việc làm ăn không thuận lợi do ảnh hưởng của Covid-19, cộng với lãi suất tăng lên, khiến cho tiền lời lãi cứ thế mà đóng cho Ngân Hàng.
Công việc trì trệ, gần đến ngày ông Dương không có đủ số tiền và ông thông báo với nhân viên ngân hàng điều này. Phía ngân hàng thấy ông Dũng có thiện chí trả nợ, và ông cũng là khách hàng trả lãi tốt không thiếu 1 ngày nào nên đã làm lại hồ sơ cho ông Dương vay lại số tiền đúng 1 tỷ.
Quy Định Pháp Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Về Đảo Nợ
Từ năm 2016 trở về trước, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định nào thật rõ ràng về đảo nợ.
Các Quyết định, Thông tư sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng nhà nước và Chính Phủ chỉ nêu chung chung về đảo nợ, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng.
Chỉ có trong điểm c, Khoản 4, Điều 14 thuộc Nghị định 202/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có ghi nhận về đảo nợ như sau:
“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật.”
Đến năm 2016 Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể hơn về đảo nợ, dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “đảo nợ”, nhưng về bản chất thì tương tự như cách hiểu về đảo nợ hiện nay.
Theo đó, tại khoản 5, 6 thuộc Điều 8 của Thông tư 39 đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và quy định chi tiết về một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế. Cụ thể như sau:
“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay
5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.”
Thông tư 39 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2017.
Tới năm 2018 tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau:
“8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.”
Qua các quy định nêu trên và cụ thể là Thông tư 39 có thể thấy việc CHO VAY ĐẢO NỢ LÀ HOẠT ĐỘNG BỊ PHÁP LUẬT NGHIÊM CẤM. Trừ 2 trường hợp sau:
Một, được vay để trả khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Khách hàng dùng tiền của khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Hai, được vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau:
- Vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
- Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Dịch Vụ Đảo Nợ Ngân Hàng Có Đúng Pháp Luật Không?
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2017, chính phủ đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quy chế cho vay 1627. Theo đó, các ngân hàng không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính ngân hàng đó hoặc tại ngân hàng khác trừ 2 trường hợp như sau:
- Khách hàng có thể đảo nợ tại các tổ chức tín dụng khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán các khoản lãi suất phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng công trình mà chi phí lãi suất tiền vay đã được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng được vay đảo nợ khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán cho các khoản nợ thuộc 03 trường hợp như vay phục vụ kinh doanh; thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn của khoản vay cũ; khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Lệnh cấm cho vay đảo nợ được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi nếu tình trạng cho vay đảo nợ chấm dứt thì chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu cá nhân hay doanh nghiệp, và cả sức khỏe ngân hàng khi đó sẽ được nhìn nhận thực tế, tránh tình trạng che dấu nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc cấm đảo nợ cũng giảm rủi ro cho người vay, tránh mất tài sản nếu thiếu kiến thức về pháp luật. Bởi hiện có tình trạng dụ dỗ người vay lập hợp đồng ủy quyền để vay đảo nợ bằng cách sang nhượng rồi thế chấp tài sản như thế chấp nhà đất.
Vì ranh giới giữa mục đích đảo nợ để che giấu nợ xấu và đảo nợ để hỗ trợ sản xuất là rất khó phân biệt, chỉ phụ thuộc vài quan điểm và đạo đức của từng ngân hàng.
Vì thế, việc cấm hành vi đảo nợ là điều cần thiết phải thực hiện và cần được nghiêm chỉnh chấp hành để tránh mang lại rủi ro cho người vay và cả ngân hàng.
Vì Sao Ngân Hàng Vẫn Cho Vay Đảo Nợ?
Hiện nay có nhiều lý do khiến ngân hàng vẫn đồng ý đảo nợ cho khách hàng. Bởi việc một doanh nghiệp vay nợ ngân hàng phục vụ hoạt động kinh doanh, nhưng tình hình kinh doanh không tốt, không trả được nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến cả doanh nghiệp đó và ngân hàng.
Cụ thể:
- Đối với ngân hàng: Khi một doanh nghiệp A không thanh toán nợ đúng hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng cho doanh nghiệp A vay tiền sẽ phải tăng ngân sách trích lập dự phòng rủi ro và song song với đó là vốn khả dụng của ngân hàng sẽ giảm dần khiến việc cho vay bị giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận cũng giảm theo.
- Đối với doanh nghiệp: Một doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng thời hạn sẽ khiến cho số điểm tín dụng của doanh nghiệp đó bị giảm gây ảnh hưởng đến các khoản vay tiếp theo ảnh hưởng không ít đến uy tín của doanh nghiệp khi muốn vay vốn ở các ngân hàng thì lại không được chấp nhận.
Để tránh những ảnh hưởng nêu trên, cán bộ tín dụng ngân hàng thường kết hợp với khách hàng vay “biến” những món nợ cũ thành nợ mới bằng cách vay tiền từ bên ngoài trả trước cho ngân hàng. Sau đó vay lại ngân hàng để lấy tiền trả bên ngoài.
Cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả khách hàng vay và ngân hàng cho vay. Bởi trên hợp đồng khoản nợ mới này dùng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng thực chất được dùng để đáo hạn nợ cũ. Trong khi tình hình kinh doanh của khách vay không hiệu quả sẽ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Đảo Nợ Có Phải Là Đáo Hạn?
Nếu không tìm hiểu kỹ, chắc chắn bạn sẽ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đảo nợ và đáo hạn (đáo nợ). Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng 2 hình thức này bản chất lại khác nhau.
- Đảo nợ là việc cho vay 1 khoản nợ mới để thanh toán nợ cũ.
- Trong khi đó, đáo hạn để chỉ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng tiền gửi sắp hết hạn thanh toán. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính.
Cả hai hình thức trên đều nhằm mục đích là kéo dài thời gian trả nợ cho khoản vay sắp hết hạn. Khách hàng làm hồ sơ đáo hạn hay đảo nợ đều bị mất phí cao. Đồng thời hai hình thức này đều bị Nhà nước nghiêm cấm tại Thông tư 39/2016.
Điểm khác nhau giữa 2 khái niệm trên:
Đảo nợ |
Đáo hạn |
Biến khoản vay cũ thành khoản vay mới nhằm che giấu nợ xấu. Không kèm theo điều kiện nên khả năng thu hồi khoản nợ cũ thấp hơn. |
Gia hạn thêm thời gian vay khi đã hết hạn khoản vay cũ mà chưa thể trả hết nợ. Có kèm theo các điều kiện từ ngân hàng để đảm bảo khoản nợ có khả năng chi trả hoặc phục hồi. |
Cách Vay Tiền Đảo Nợ Ngân Hàng
Mặc dù đây là công việc được cho là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, khách hàng và một bên trung gian nữa thực hiện việc đảo nợ này và cách đảo nợ họ thường sử dụng như sau:
- Tìm nguồn vốn khác: có thể là vay tiền từ bên ngoài, vay tiền từ tín dụng đen, vay nóng,.. Miễn sao cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có khoản nợ tại ngân hàng có tiền để thanh toán cho khoản nợ cũ của mình để tiếp tục thực hiện hợp đồng vay vốn mới bởi họ sẽ trả lại nhanh thôi.
- Nhờ một pháp nhân khác: cá nhân hoặc doanh nghiệp cũng có thể nhờ một pháp nhân khác đến để vay tiền tại chính ngân hàng đó sau đó dùng số tiền mà người này vừa vay để thanh toán cho khoản nợ cũ tại chính ngân hàng này.
- Chuyển khoản nợ của ngân hàng A sang ngân hàng B có lãi suất thấp hơn cũng là cách đảo nợ được nhiều doanh nghiệp thực hiện.
Hiện nay hình thức đảo nợ phổ biến nhất là dùng nguồn vốn khác. Nếu là doanh nghiệp thực hiện đảo nợ thì thường sẽ lấy tên một pháp nhân khác để vay vốn rồi sử dụng khoản vốn mới để trả cho các khoản nợ cũ.
Ngoài ra còn một hình thức lách luật khác cũng phổ biến không kém đó chính là việc chuyển khoản vay sang một ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn.
Cùng điểm qua các ví dụ sau để hiểu rõ hơn về các cách đảo nợ kể trên:
Ví dụ 1: Sử dụng nguồn vốn bên ngoài đảo nợ trong cùng một ngân hàng
Anh Lê Hồng B – một chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu vay ngân hàng B số vốn là 1 tỷ đồng để đầu tư máy móc và nguyên vật liệu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 20/12/2017 đến 20/12/2018.
Thế nhưng do việc làm ăn không có lợi nhuận nên anh B không có khả năng để trả hết các khoản nợ, mặc dù đã đến hạn thanh toán. Khi đó anh B đã được một tư vấn viên tín dụng tư vấn để tiến hành đảo nợ.
Để thực hiện được điều này, anh B cần vay tiền từ một tổ chức tín dụng đen bên ngoài, thanh toán nốt số tiền nợ của khoản vay cũ tại ngân hàng B sau đó làm hồ sơ, thủ tục, hợp đồng tái vay vốn mới, và chờ lấy số tiền của khoản vay mới để trả lại số tiền cho bên đã vay.
Ví dụ 2: Vay đảo nợ từ ngân hàng ngày sang ngân hàng khác
Thực chất khoản vay này cũng là hình thức thanh toán món nợ cũ và làm hồ sơ vay vốn mới. Cụ thể:
Chị Hồng A có vay ngân hàng F 700 triệu đồng để đầu tư dự án với lãi suất ký kết trên hợp đồng là 12%/ năm. Tuy nhiên sau khi nghe tư vấn viên tư vấn thì chị mới biết ngân hàng D có lãi suất cho vay chỉ 7.5%/ năm.
Vì vậy chị muốn nhanh chóng đảo nợ để chuyển khoản vay cũ tại ngân hàng F qua ngân hàng D để chịu mức lãi xuất thấp hơn.
Ưu Nhược Điểm Khi Vay Đảo Nợ
Ưu Điểm
- Bản chất của các khoản nợ sau khi thực hiện việc đảo nợ thì được xem là nợ tốt đây là ưu điểm đầu tiên của đảo nợ. Thậm chí có không ít trường hợp nợ của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp được đánh giá là nợ xấu nhưng sau khi đảo nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ vẫn được xem là nợ ít xấu.
- Các khoản nợ sau khi tiến hành việc đảo nợ sẽ tiếp tục được vay với lãi suất thấp.
- Đặc biệt đảo nợ sẽ giúp cho các khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ, từ đó có thể vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính để nhanh chóng hoạt động kinh doanh tốt trở lại.
Nhược Điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm tích cực nhưng cho vay đảo nợ vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro và tồn tại nguy cơ tiềm ẩn cho cả hai bên như:
- Trách nhiệm dân sự, hình sự: Như vừa mới đề cập ở trên nếu hành vi đảo nợ không tuân thủ theo các theo quy định của pháp luật do ngân hàng Nhà nước, chính phủ ban hành mà bị cơ quan Nhà nước phát hiện được thì rất dễ bị coi là vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm dân sự lẫn trách nhiệm hình sự (ví dụ như hành vi làm giả giấy tờ hồ sơ,…)
- Vẫn xảy ra tình trạng nợ xấu: Mặc dù việc đảo nợ khiến nhiều người nghĩ rằng các khoản nợ quá hạn đã được hoàn trả rất tốt, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng cũng bị giảm thiểu đi nhiều. Thế nhưng trên thực tế đây chỉ là bình mới rượu cũ. Khoản tiền vay vẫn còn đó chỉ là chuyển giao sang một hợp đồng vay vốn mới với thời gian trả nợ mới và ẩn chứa nhiều nguy cơ khác. Nếu ngân hàng không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ có thể khiến tình trạng nợ xoay vòng xuất hiện. Trường hợp khách hàng hay doanh nghiệp vay không có đủ khả năng trả nợ thì khoản vay đảo nợ sẽ trở thành nợ xấu và việc đảo nợ sẽ khiến cho cả bên vay và bên cho vay chứa nhiều rủi ro cao hơn.
- Không phản ánh chính xác tình hình tài chính, kinh tế doanh nghiệp: Việc đảo nợ tạo nên một lớp vỏ bọc che giấu hoàn hảo cho tình hình tài chính, kinh tế của doanh nghiệp khiến các cơ quan quản lý không thể nắm bắt một cách sát sao những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ khiến cho tình hình kinh tế chung hiện nay không phản ánh được chính xác.
Mặc dù cho vay đảo nợ được khá nhiều ngân hàng ưu ái khi giải quyết hồ sơ vay tuy nhiên nếu khách hàng hay doanh nghiệp có nợ xấu hay hồ sơ khó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay đảo nợ. Điều này khiến cho thời gian xét duyệt kéo dài dẫn đến chi phí đảo nợ tăng cao.
Thủ Tục Đảo Nợ Ngân Hàng
Đảo nợ ngân hàng vì không được công khai chính thức cho phép thực hiện nên các thủ tục cho vay đảo nợ tại ngân hàng sẽ được đăng ký, triển khai theo kiểu hồ sơ đáo hạn khoản vay để làm khoản vay mới.
Tuỳ thuộc vào ngân hàng hay tổ chức tài chính mà khách hàng lựa chọn để vay đảo nợ mà có những yêu cầu về giấy tờ, thủ tục riêng. Tuy nhiên sẽ có những loại giấy tờ chính sau:
- Giấy tờ cá nhân (thẻ căn cước, CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận độc thân…)
- Bản sao của hồ sơ vay vốn ngân hàng
- Các giấy tờ photo có công chứng, chứng thực về sổ đỏ, giấy chứng nhận đăng ký ô tô,…
- Đối với những khách hàng là doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đủ giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, con dấu…
- Hợp đồng thế chấp tài sản và giấy ghi nợ…
Phí Đảo Nợ Ngân Hàng Là Bao Nhiêu?
Đảo nợ là hành vi vi phạm pháp luật nên các ngân hàng không có quy định cụ thể về vấn đề chi phí. Tuy nhiên lãi suất mà bạn vay từ các tổ chức tín dụng đen bên ngoài sẽ được tính là khoản chi phí mà bạn phải trả cho việc đảo nợ ngân hàng và lãi suất phát sinh từ khoản vay không đảm bảo thường rất cao có thể lên đến 120%/năm.
Thông thường các bên dịch vụ cho vay tiền đảo nợ ngân hàng thường tính lãi suất theo ngày, ví dụ trường hợp hợp ông Nguyễn Văn A vay 1 tỷ đồng, mỗi ngày phải trả 3 triệu đồng. Tương đương lãi suất 0,3%/ngày, 9%/tháng, 109%/năm, cao gấp nhiều lần ngân hàng.
Hay trường hợp chị Nguyễn B vay ngoài 600 triệu đồng để đảo nợ ngân hàng phải trả lãi 2 triệu/ngày. Tương đương lãi suất, 0,333%/ngày, khoảng 10%/tháng, và hơn 120%/năm.
Trong khi đó để hoàn thành hồ sơ đáo hạn phải mất từ 3 đến 10 ngày nếu thuận lợi. Có nghĩa khách hàng phải trả phí đảo nợ dao động từ 30 đến 100 triệu đồng cho khoản vay 1 tỷ đồng.
Nếu thời gian chờ hồ sơ vay vốn được ngân hàng xét duyệt kéo dài thì số tiền lãi khách hàng phải gánh sẽ rất cao, cực kỳ rủi ro cho khách hàng.
Có Nên Dùng Dịch Vụ Đảo Nợ Ngân Hàng Không?
Như đã trình bày ở trên, đảo nợ chứa nhiều rủi ro cho cả 2 bên khách hàng vay và ngân hàng cho vay. Và từ 15/3/2017, việc đảo nợ chính thức bị cấm theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó việc vay vốn để trả nợ khoản nợ vay tại chính ngân hàng đó hoặc ngân hàng khác là không được phép.
Trước khi quyết định lựa chọn có nên vay đảo nợ khách hàng cần cân nhắc các yếu tố:
- Khả năng xét duyệt của ngân hàng đối với hợp đồng vay vốn mới
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới để đảm bảo đủ khả năng chi trả khoản vay đảo nợ.
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin tham khảo về vay tiền đảo nợ là gì? Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết trong khi đi vay để tránh rơi vào trường hợp vay đảo nợ vi phạm pháp luật, tránh gây ra những sai phạm đáng tiếc.
Tìm hiểu thêm:
Giãn nợ là gì? Có thể xin giãn nợ tại ngân hàng không?
Hướng dẫn kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng
Nợ xấu là gì? Các nhóm nợ xấu ngân hàng hiện nay
Vay ngắn hạn là khoản vay trong bao lâu?
Mẫu giấy vay tiền ngắn gọn hợp pháp dành cho cá nhân
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn
Disclaimer:
Ví dụ khoản vay minh họa:
|
CÙNG CHUYÊN MỤC
Bùng tiền thẻ vay, thẻ tín dụng Vietcredit có sao không?
Bùng tiền thẻ tín dụng VietCredit (thẻ vay VietCredit) là một trong những
Trả chậm Fe Credit 10 ngày – 1 tháng có phải chịu phí phạt?
Trong số các công ty tín dụng phổ biến, Fe Credit là một
Hướng dẫn vay vốn tại Vay Mượn với lãi suất ưu đãi năm 2023
Các ứng dụng vay tiền trực tuyến đang rất được ‘ưa chuônng” khi
DongPlus là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc vay tiền trực
Rớt hồ sơ trả góp HD SaiSon, nguyên nhân và hướng xử lý
Việc rớt hồ sơ trả góp HD SaiSon có thể gây ra không
6+ vay tiền theo bảo hiểm nhân thọ uy tín giải ngân nhanh
Vay tiền theo bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm vay tín chấp