EBITDA là gì? Cách tính EBITDA và cách sử dụng hiệu quả nhất

EBIT và EBITDA là hai chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời của một công ty. Vậy EBIT là gì? EBITDA là gì? Cách tính EBIT như thế nào? Làm sao để áp dụng EBIT vào đầu tư một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh nhé!

EBITDA là gì?

EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization) là một chỉ số tài chính quan trọng trong kế toán, phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. Việc sử dụng EBITDA cho phép loại bỏ những yếu tố tài chính và kế toán, giúp nhà đầu tư đánh giá chi tiết hơn về lợi nhuận thực tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó, Depreciation là quá trình khấu hao tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị… và Amortization là quá trình khấu hao tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ hay quyền thương hiệu.

EBITDA là gì?
EBITDA là gì?

EBITDA cho phép loại bỏ những yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố quản lý khác. Điều này giúp nhà đầu tư và nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về khả năng tạo lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. EBITDA cũng được sử dụng để so sánh và phân tích lợi nhuận giữa các doanh nghiệp hoặc ngành nghề khác nhau.

Ý Nghĩa của EBITDA đối với các doanh nghiệp

EBITDA là một trong những chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù EBITDA không được sử dụng như một thước đo tài chính chính thức trong các nguyên tắc kế toán nhưng nó có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong thực tế kinh doanh.

EBITDA được sử dụng đặc biệt phổ biến trong các nghiệp vụ sáp nhập/mua lại doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi nó được dùng để định giá doanh nghiệp. Chỉ số này cho phép nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính khác như lãi vay, thuế và khấu hao.

Ý Nghĩa của EBITDA đối với các doanh nghiệp
Ý Nghĩa của EBITDA đối với các doanh nghiệp

Đối với chủ doanh nghiệp, việc hiểu và theo dõi các chỉ số tài chính quan trọng, bao gồm tỷ lệ EBITDA, là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ EBITDA có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp và xem xét liệu hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ hay không. Điều này giúp chủ doanh nghiệp có phương hướng điều chỉnh và đưa ra quyết định thông minh để cải thiện hiệu suất hoạt động.

Đối với nhà đầu tư, EBITDA cung cấp một cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao, nhà đầu tư có thể đánh giá xem doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và có phù hợp để đầu tư hay không.

EBITDA đóng vai trò như thế nào trong các hoạt động kinh doanh?

Dưới đây là một số vai trò chính của EBITDA trong các hoạt động kinh doanh:

  • Đánh giá hiệu suất kinh doanh dựa trên hoạt động cốt lõi: EBITDA cho phép đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên hoạt động cốt lõi, bao gồm doanh thu và chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ. Bằng cách loại bỏ các yếu tố tài chính như lãi suất, thuế và khấu hao, EBITDA cung cấp một cái nhìn trực tiếp về khả năng tạo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính.
  • Phân tích hiệu suất giữa các doanh nghiệp: EBITDA hữu ích trong việc so sánh hiệu suất giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành. Vì EBITDA không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tài chính, mức thuế và cách tính khấu hao, nó cho phép nhận biết được doanh nghiệp nào đang hoạt động hiệu quả hơn và có khả năng sinh lợi nhuận tốt hơn.
  • Hỗ trợ quản lý tài chính và định giá doanh nghiệp: EBITDA cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính, định giá doanh nghiệp trong quá trình mua bán và hợp tác doanh nghiệp. EBITDA giúp nhà đầu tư và các bên liên quan hiểu rõ hơn về khả năng tạo lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp.
  • Xây dụng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp: EBITDA có thể được sử dụng để dự đoán và xây dựng kế hoạch tài chính trong tương lai. Bằng cách tập trung vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp có thể ước tính các nguồn tài chính cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
  • Đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp bất kỳ: EBITDA giúp nhận biết tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách tập trung vào lợi nhuận thực tế từ hoạt động kinh doanh. Điều này giúp xác định liệu doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững trong tương lai hay không và hỗ trợ quyết định đầu tư và phát triển.

EBITDA được sử dụng trong những trường hợp nào?

EBITDA được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp trong nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà EBITDA được áp dụng:

  • Áp dụng với các ngành có giá trị tài sản lớn: EBITDA thường được sử dụng trong các ngành sản xuất có giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn, nơi các khoản khấu hao thường cao. Sử dụng EBITDA giúp tạo ra báo cáo tài chính hấp dẫn hơn và xây dựng lòng tin với các nhà đầu tư.
  • So sanh hiệu suất kinh doanh dài hạn: EBITDA được sử dụng để so sánh hiệu suất kinh doanh của một công ty trong một khoảng thời gian dài hơn và so với mức trung bình của các công ty cùng ngành. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về hiệu suất của doanh nghiệp theo thời gian.
  • Sử dụng trong mô hình định giá và dòng tiền: EBITDA thường được sử dụng trong các mô hình định giá như mô hình EV/EBITDA hoặc mô hình định giá dựa trên dòng tiền. Thậm chí, có những trường hợp EBITDA được sử dụng để thay thế cho dòng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để định giá.
  • So sánh trong mô hình định giá: EBITDA được sử dụng để so sánh trong các mô hình định giá khác nhau, ví dụ như EBITDA Margin (tỷ lệ EBITDA), EBITDA/Chi phí lãi vay, EBITDA/Chi phí khấu hao, tỷ suất tăng trưởng EBITDA, và nhiều chỉ số khác.

Cách tính EBIT

Có ba công thức tính EBITDA mà các nhà đầu tư và nhà quản lý thường áp dụng như sau:

  • EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
  • EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
  • EBITDA = EBIT + Khấu hao

Công thức tính EBITDA tương đối giống với công thức tính EBIT, tuy nhiên nó bao gồm cả chi phí khấu hao. Thường thì khấu hao được lấy từ hai nguồn chính là từ bảng cân đối kế toán mục khấu hao lũy kế trong năm và từ bảng luân chuyển dòng tiền tại mục khấu hao tài sản.

Cách tính EBIT
Cách tính EBIT

Ví dụ: Để tính toán EBITDA của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trong năm 2019, ta có:

  • Khấu hao: 35 tỷ đồng
  • EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay = 1,542 tỷ đồng
  • EBITDA = 1,542 tỷ đồng + 35 tỷ đồng = 1,577 tỷ đồng

Vậy, lợi nhuận (trước lãi vay, thuế và khấu hao) mà Nhiệt điện Phả Lại tạo ra trong năm đó là hơn 1,577 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình kinh doanh, cần phải so sánh kết quả này với các năm khác.

Phân biệt sự khác nhau giữa EBITDA và EBIT

Hiểu rõ sự khác nhau giữa EBITDA và EBIT là vô cùng quan trọng để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp.

Cả hai đều được sử dụng để đo lường hiệu suất kinh doanh cốt lõi của một doanh nghiệ nhưng gaiữ chúng có những khác biệt quan trọng về cách tính toán và phạm vi phân tích. Cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh EBIT EBITDA
Ý Nghĩa Đo lường hiệu suất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp trước khi tính lãi suất và thuế. Đo lường hiệu suất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp trước khi tính lãi suất, thuế, khấu hao và phí hao mòn.
Công Thức Tính EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay. EBITDA = EBIT + Khấu hao
Các yếu tố tài chính được loại trừ Bao gồm lãi suất và thuế, loại trừ những yếu tố có thể ảnh hưởng từ cấu trúc tài chính và thuế. Loại bỏ cả khấu hao ngoài các yếu tố tài chính để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Trường hợp sử dụng Đánh giá hiệu suất tạo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Định giá doanh nghiệp, so sánh hiệu suất kinh doanh, đánh giá khả năng tăng trưởng và quản lý tài chính.
Những mặt hạn chế Không loại bỏ khấu hao và phí hao mòn, không phản ánh toàn bộ khả năng tạo lợi nhuận thực sự. Loại bỏ khấu hao và phí hao mòn, nhưng vẫn không phản ánh toàn bộ khả năng tạo lợi nhuận thực sự.
Mức độ chính xác Thấp hơn EBITDA vì chưa loại trừ khấu hao và phí hao mòn. Cao hơn EBIT vì loại trừ cả khấu hao và phí hao mòn.

Nhũng lầm tưởng nên tránh về EBITDA

EBITDA thường bị nhầm là một đại diện cho dòng tiền của doanh nghiệp do nó loại bỏ chi phí quan trọng như khấu hao tài sản. Tuy nhiên, EBITDA không phải là một thước đo chính xác để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.

EBITDA là một chỉ tiêu hữu ích để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhưng nó không tính đến sự thay đổi trong vốn lưu động, dòng tiền tài chính hoặc dòng tiền đầu tư. Do đó, EBITDA không thể thay thế được những chỉ tiêu khác trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Trường hợp phổ biến nhất là  EBITDA cho ra một con số tuyệt đối lớn hơn nhiều so với EBIT hay lợi nhuận thuần do loại bỏ nhiều yếu tố chi phí. Điều này đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sử dụng EBITDA để tạo ra một con số kế toán ấn tượng về khả năng sinh lời, tuy nhiên, đây có thể là một cách để làm đẹp hình ảnh và không phản ánh đúng hiệu quả hoạt động thực sự của doanh nghiệp.

Nhũng lầm tưởng nên tránh về EBITDA
Nhũng lầm tưởng nên tránh về EBITDA

Việc EBITDA âm chỉ ra một tình hình hoạt động không tốt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc EBITDA dương không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận. Để đánh giá chính xác, bạn cần phân tích thêm các chỉ số tài chính khác để đảm bảo rằng doanh nghiệp không che giấu thông tin đằng sau con số EBITDA.

Chỉ số EBITDA được ứng dụng như thế nào trong đầu tư chứng khoán?

Các chỉ số phụ thuộc vào EBITDA như EBITDA Margin, Net Debt/EBITDA và EV/EBITDA cung cấp thông tin quan trọng về khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp.

Bằng cách áp dụng những chỉ số này, nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội đầu tư và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu cách những chỉ số này được áp dụng ngay dưới đây:

EBITDA Margin

Chỉ tiêu EBITDA Margin, tương tự như EBIT Margin, được sử dụng để phân tích và so sánh doanh nghiệp qua các năm hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. EBITDA Margin được tính bằng công thức:

  • EBITDA Margin = EBITDA / Doanh thu thuần

Bạn có thể nghiên cứu và đánh giá các doanh nghiệp có EBITDA Margin duy trì ổn định ở mức cao, điều này có thể là một dấu hiệu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA (Net Debt/EBITDA)

Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA là một công cụ để đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nó cho biết trong bao lâu doanh nghiệp có thể trả hết nợ với mức EBITDA hiện tại.

Tỷ lệ Nợ vay ròng trên EBITDA thấp thường được ưu tiên, cho thấy doanh nghiệp không vay nợ quá mức và có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ. Một tỷ lệ Nợ vay ròng trên EBITDA cao, đặc biệt là trên 4 hoặc 5, có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho nhà đầu tư.

Chỉ số EV/EBITDA

Chỉ số EV/EBITDA là một công cụ phổ biến trong định giá cổ phiếu. Nhà đầu tư thường tìm kiếm những doanh nghiệp có chỉ số EV/EBITDA thấp, và tránh những cổ phiếu có chỉ số EV/EBITDA quá cao. Chỉ số này có thể giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị đầu tư trong mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp (EV) và lợi nhuận trước lãi và thuế (EBITDA).

Kinh nghiệm sử dụng chỉ số EBITDA

Để sử dụng chỉ số EBITDA một cách hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, cần nắm vững ý nghĩa thực sự của nó và không nhầm lẫn rằng EBITDA thay thế hoàn toàn cho dòng tiền. EBITDA đo lường lợi nhuận trước khi tính toán lãi suất, thuế, khấu hao và phí hao mòn.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên sử dụng EBITDA cùng với các chỉ số khác như dòng tiền tự do, ROE (lợi nhuận chủ sở hữu/ vốn chủ sở hữu), ROA (lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản).

Kinh nghiệm sử dụng chỉ số EBITDA
Kinh nghiệm sử dụng chỉ số EBITDA

Ngoài ra, EBITDA không phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, vì vậy cần xem xét tổng nợ và tỷ lệ nợ để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp có mức nợ cao, vì áp lực tài chính có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Khi so sánh EBITDA giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc theo chu kỳ kinh doanh, không chỉ đánh giá dựa trên con số EBITDA mà cần xem xét ngữ cảnh. Đồng thời, kiểm tra xem có sự điều chỉnh nào được thực hiện để tạo ra con số EBITDA cao hơn. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của chỉ số.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cáp toàn bộ tin giúp bạn hiểu được chỉ số EBITDA là gì cũng như cách tính EBITDA và làm sao để úng dụng nó một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ này của VayOnlineNhanh đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào trong các hoạt đông kinh doanh và đầu tư.

Rate this post

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay ngắn hạn là gì, có mấy hình thức, vay ở đâu uy tín?

Vay ngắn hạn là hình thức vay tiền phổ biến và được ngân

Tổng đài Doctor Đồng, số hotline hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7

Khi công nghệ đã có sự phát triển vượt bật như hiện nay,

Sự thật về cách bùng nợ Fe Credit mà bạn cần phải biết

Trong thị trường tín dụng hiện đại, Fe Credit đã trở thành một

Cách vay tín chấp ngân hàng Agribank với lãi suất ưu đãi

Vay tín chấp Agribank là một sản phẩm thu hút được sự quan

Trễ hạn trả góp Mcredit 1 ngày đến 1 tháng phí phạt ra sao?

Trễ hạn trả góp Mcredit là một vấn đề đáng quan tâm đối

Bảo hiểm khoản vay Mcredit là gì? Không mua có được không?

Trong quá trình đăng ký vay vốn tại Mcredit, bạn sẽ được nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *