Báo cáo tài chính là gì, BCTC thể hiện những thông tin nào?

Báo cáo tài chính là nghĩa vũ của mọi doanh nghiệp hằng năm theo quy định của pháp luật và cần được nộp đúng hạn cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu vi phạm các quy định này thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Vậy báo cáo tài chính là gì? Một báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm những giấy tờ nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của VayOnlineNhanh nhé!

Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Có thể hiêu đơn giản, báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng trong quá trình ra quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là gì?

Luật này cũng quy định tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành và thành phần kinh tế phải lập và trình bày báo cáo tài chính hàng năm. Đối với các công ty hoặc tổng công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính hàng năm, họ cũng phải lập báo cáo tài chính tổng hợp (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất) dựa trên thông tin từ các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán không chỉ lập báo cáo tài chính hàng năm mà còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (bao gồm báo cáo quý, trừ quý IV).

Một báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng giúp thể hiện tình hình tài chính và kinh doanh của một đơn vị kế toán. Nó bao gồm một số thành phần chính nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp như sau:

Bộ tờ khai quyết toán thuế
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
Bộ báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối tài khoản
Phụ lục đi kèm
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Nội dung báo cáo tài chính Trong bản báo cáo tài chính, cần cung cấp những thông tin cụ thể về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
  • Tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Luồng tiền ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài các thành phần chính đã đề cập, bản Thuyết minh báo cáo tài chính còn chứa thông tin chi tiết về các yếu tố khác. Trong đó, bao gồm chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.

Những thông tin này giúp cung cấp thêm cái nhìn toàn diện về quy trình kế toán và phương pháp tính toán trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cụ thể từng loại trong bộ báo cáo tài chính

Bộ báo cáo tài chính gồm bốn loại phổ biến, mỗi loại phản ánh một khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo này tập trung vào các khoản doanh thu, chi phí và thu nhập khác của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể, chẳng hạn như quý, tháng hoặc năm. Nếu doanh thu và thu nhập vượt qua chi phí, doanh nghiệp có lãi; ngược lại, nếu doanh thu và thu nhập thấp hơn chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lỗ.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo này thể hiện việc tạo dựng và sử dụng dòng tiền trong công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các thông tin về dòng tiền từ hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh. Thông qua báo cáo này, ta có thể đánh giá hiệu quả quản lý tiền tệ của doanh nghiệp, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của nó.
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: Báo cáo này tường minh sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này phải chỉ ra việc tăng hoặc giảm của nguồn vốn chủ sở hữu, có nguồn vốn tăng do lợi nhuận hoặc do chủ đầu tư đổ thêm, giảm do lỗ vốn hoặc do chủ đầu tư rút vốn.
  • Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản phản ánh giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và giai đoạn kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo. Phần nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành các loại tài sản trong doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

Các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?

Mục đích của báo cáo tài chính được quy định tại Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
  • BCTC cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
Các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?
Các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?

Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, mà còn tác động đến các nhà đầu tư, chủ nợ và người lao động. Dưới đây là những vai trò quan trọng của báo cáo tài chính:

Phản ánh toàn diện tình hình tài chính

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh một cách toàn diện về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, ta có thể xem xét chi tiết về tài sản, khoản vay/nợ, nguồn hình thành tài sản và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cũng cho phép đánh giá kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp ta có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Đánh giá và giám sát

Báo cáo tài chính là công cụ giúp cổ đông và chủ nợ đánh giá và giám sát việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính, ta có thể đưa ra đánh giá về khả năng sinh lời và thanh toán của doanh nghiệp. Các cổ đông và chủ nợ cũng có thể đánh giá khả năng huy động vốn vào sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định về đầu tư và quản lý tài chính, đồng thời giúp tăng cường sự minh bạch và tin cậy trong quan hệ với các bên liên quan.

Cơ sở quyết định quản lý

Báo cáo tài chính là một cơ sở quan trọng để ban lãnh đạo phân tích, nghiên cứu và đưa ra quyết định quản lý. Thông qua báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tạo lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Điều này giúp họ xác định các cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra những quyết định quản lý, điều hành và đầu tư phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

Cơ sở giám sát của cơ quan nhà nước

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho cơ quan nhà nước để thực hiện thanh tra và giám sát các doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, cơ quan nhà nước có thể đánh giá việc tuân thủ luật pháp và quy định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

Báo cáo tài chính cung cấp cơ sở dữ liệu để đưa ra chính sách quản lý phù hợp và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Tác động đến người lao động

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho người lao động để hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà họ làm việc. Thông qua báo cáo tài chính, người lao động có thể đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó quyết định tiếp tục ở lại và phát triển trong doanh nghiệp đó.

Báo cáo tài chính cũng giúp người lao động có cái nhìn tổng quan về khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sự ổn định công việc và các phúc lợi liên quan.

Các doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Loại hình doanh nghiệp Kỳ lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

    Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
Các loại doanh nghiệp khác Năm   x x x x

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Sau khi đã biết được báo cáo tài chính là gì thì bạn cũng nên nắm rõ thời hạn nộp tài liệu này. Thời hạn nộp báo cáo tài chính khác nhau được áp dụng cho các loại doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Doanh nghiệp Nhà nước

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: Tối đa là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Tuy nhiên, các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thể chậm nhất là 45 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp và tổng công ty Nhà nước sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước, thời hạn nộp là chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

Doanh nghiệp khác

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác phải nộp báo cáo tài chính trễ nhất là 90 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Quy trình lập báo cáo tài chính chuẩn

Quy trình lập báo cáo tài chính là một công việc đòi hỏi thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Để đạt được hiệu quả và sự chỉn chu, theo quy định của Bộ Tài Chính, quy trình lập báo cáo chuẩn có các bước sau:

  • Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán theo thứ tự mốc thời gian rõ ràng để kiểm tra dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, bao gồm phiếu nhập/xuất kho, phiếu thu/chi, và hoàn thiện toàn bộ các chứng từ hợp lệ theo quy định của nghiệp vụ kế toán.
  • Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng hoặc quý, ví dụ như phân bổ chi phí trả trước, phân bổ khấu hao.
  • Bước 4: Kiểm tra tổng hợp theo từng nhóm tài khoản, bao gồm hàng tồn kho, công nợ phải trả/thu, các khoản đầu tư, các khoản phí trả trước, tài sản cố định, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý.
  • Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu, chi phí và lãi lỗ. Đảm bảo rằng các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
  • Bước 6: Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành, quyết toán thuế TNDN (Thuế thu nhập doanh nghiệp), TNCN (Thuế thu nhập cá nhân), và báo cáo trên các phần mềm hỗ trợ kê khai của cơ quan thuế. Cuối cùng, xuất file lưu trữ và file nộp cho cơ quan thuế.

Qua việc tuân thủ quy trình lập báo cáo tài chính chuẩn, người thực hiện có thể đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu kế toán và quy định của cơ quan thuế.

Quy định xử phát đối với trường hợp trễ hạn nộp hoặc lập sai báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của các doanh nghiệp. Nếu vi phạm các quy định về trình bày, lập báo cáo tài chính hoặc nộp trể hạn, các doanh ghiệp sẽ bị xử phạt theo điều 11 Điều 11 và Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:

Quy định xử phát đối với trường hợp trễ hạn nộp hoặc lập sai báo cáo tài chính
Quy định xử phát đối với trường hợp trễ hạn nộp hoặc lập sai báo cáo tài chính

Vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
  • Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
  • Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
  • Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
  • Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Tổng kết

Đến đây, chắc hnẳ bạn đã nắm được nhũng thông tin cần thiết để biết được báo cáo tài chính là gì cũng như lý do tại sao các doanh nghiệp phải thực hiện việc này mỗi năm. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên của VayOnlineNhanh đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về nghiệp vụ kế toán.

Rate this post

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách tra cứu khoản vay Vietcredit, kiểm tra thanh toán thẻ vay

Trong quá trình vay tiền và sử dụng dịch vụ tín dụng của

Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ Agribank với lãi suất ưu đãi 2023

Vay thế chấp sổ đỏ Agribank là 1 trong những dịch vụ nổi

VietCredit có phải tín dụng đen không, sự thật là gì?

Hiện nay với rất nhiều thông tin lan truyền trên mạng rằng VietCredit

HD SaiSon giải ngân trong bao lâu, quy trình thẩm định 2023

Khi cần vay vốn từ một tổ chức tín dụng hay ngân hàng,

Công ty tài chính bưu điện PTF là gì, có tốt và uy tín không?

Khi nói đến các công ty tài chính hàng đầu tại Việt Nam,

Quy trình tất toán khoản vay trước hạn Fe Credit năm 2023

Tất toán khoản vay trước hạn Fe Credit là một vấn đề đang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *