Hội sở ngân hàng là gì, phân biệt với chi nhánh & phòng giao dịch

Hội sở là gì? Đây là một trong những phân cấp tổ chức của ngân hàng. So với chi nhánh ngân hàng, hội sở là cụm từ ít được mọi người nhắc đến hơn. Có lẽ vì vậy mà có không ít người cảm thấy lúng túng khi được hỏi về hội sở ngân hàng.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm hội sở ngân hàng cũng như phân biệt hội sở và chi nhánh ngân hàng. Bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thông tin mà bạn đang băn khoăn.

Hội Sở Ngân Hàng Là Gì?

Hội sở còn được gọi với cái tên khác là trụ sở ngân hàng. Đây được xem là một cơ quan thế lực nhất của ngân hàng.

Hội sở là cơ cấu tổ chức lớn nhất của một ngân hàng nào đó. Nó bao gồm tất cả những Phòng Ban của ngân hàng. Hội sở tập trung quyền lực cao nhất của một ngân hàng bất kỳ.

Một ngân hàng thường chỉ có 1 hội sở duy nhất. Nhiều lắm chỉ 2 hội sở, đặt tại 2 địa điểm khác nhau. Hội sở tập trung những “sếp lớn” của một ngân hàng. Đây cũng là nơi đưa ra các quy định, quy chế, chính sách, điều lệ, các phương thức kinh doanh đồng loạt cho những chi nhánh cấp dưới.

hoi so la gi
Hội sở ngân hàng là gì?

Các Hoạt Động Diễn Ra Tại Hội Sở Ngân Hàng

Hội sở ngân hàng thực chất là một ngân hàng nhưng cao cấp hơn. Các hoạt động tại Hội sở vẫn liên quan tới giao dịch nhưng hình thức có phần khác biệt.

  • Tại Hội sở còn diễn ra các cuộc họp hội đồng, giám đốc, nơi các nhà điều hành cấp cao báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng.
  • Họp bàn về các vấn đề kinh doanh, đưa ra chính sách, chiến lược phát triển nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đưa ra những quyết định liên quan tới chính sách, quy định vay vốn…sau đó ban bố tới các chi nhánh của ngân hàng.

Cơ Cấu Phân Cấp Của Hệ Thống Ngân Hàng

Nếu như chính phủ là cơ quan đầu não của một quốc gia, thì hội sở chính là cơ quan đầu não của một ngân hàng. Bên dưới hội sở, chúng ta có thể gặp nhiều khái niệm liên quan khác:

Chi Nhánh Ngân Hàng Là Gì?

Chi nhánh ngân hàng được biết là tổ chức quyền lực dưới hội sở. Đây là địa chỉ có thể thực hiện phần lớn các nghiệp vụ ngân hàng. Mỗi ngân hàng thường có nhiều chi nhánh.

Các chi nhánh này rải rác ở ở các tỉnh thành. Ngân hàng nào càng quy mô thì càng có nhiều các chi nhánh. Hiện nay, gần 50% số ngân hàng đã có chi nhánh ở hết 63 tỉnh thành.

Chi nhánh lại được phân thành 2 cấp:

  • Chi nhánh cấp 1: Có mức lợi nhuận tốt
  • Chi nhánh cấp 2: Có mức lợi nhuận thấp hơn

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về phân tầng chi nhánh cấp 1 và cấp 2. Phụ thuộc vào tiêu chí lợi nhuận mà hội sở đưa ra, các chi nhánh sẽ biết được mình thuộc cấp 1 hay 2. Đây là vấn đề thuộc nội bộ ngân hàng. Khi giao dịch tại 1 chi nhánh bất kỳ, khách hàng hầu như không thể biết được đó là chi nhánh cấp 1 hay cấp 2.

Sở Giao Dịch Ngân Hàng Là Gì?

Đứng đầu là hội sở, dưới hội sở là chi nhánh. Dưới chi nhánh là sở giao dịch ngân hàng. Như vậy, xét về quyền hạn và cơ cấu, thì sở giao dịch có quy mô khá nhỏ. Quận huyện chính là nơi ngân hàng đặt sở giao dịch. Sở giao dịch có số lượng nhân viên ít, nhưng khá đông khách hàng.

Vì sao như vậy? Bạn thử tưởng tượng ở 1 thành phố lớn như HCM, sẽ có bao nhiêu trụ sở và chi nhánh ngân hàng?

Hầu như ngân hàng nào cũng có rất nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn. Khi đó, tính cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, một sở giao dịch được đặt tại 1 huyện trực thuộc tỉnh. Dân số của cả huyện được phục vụ chỉ với 1,2 sở giao dịch, thì lượng khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.

1 chi nhánh ngân hàng thì sẽ có nhiều sở giao dịch. Ví dụ chi nhánh tỉnh Quảng Nam, sẽ có các sở giao dịch huyện Phú Ninh, huyện Điện Bàn….

Các sở giao dịch này có quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ nhau trong quá trình hoạt động. Chức năng của sở giao dịch không nhiều. Có rất nhiều sở giao dịch chỉ được sử dụng để huy động vốn và cho vay.

Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Là Gì?

Dưới sở giao dịch sẽ là phòng giao dịch. Đa số các phòng giao dịch sẽ có rất ít tính năng. Chúng chỉ có chức năng thực hiện giao dịch ngân hàng cơ bản mà không có thanh toán quốc tế.

Như vậy, xét về cấp bậc, chúng ta có thể thấy được sự phân bổ quyền hạn các cấp của một ngân hàng như sau:

  • Vị trí số 1: Hội sở – trụ sở
  • Vị trí số 2: Chi nhánh
  • Vị trí số 3: Sở giao dịch
  • Vị trí số 4: Phòng giao dịch
co cau phan cap ngan hang
Cơ cấu phân cấp của hệ thống ngân hàng

Cách Phân Biệt Giữa Hội Sở Ngân Hàng, Chi Nhánh Ngân Hàng Và Phòng Giao Dịch

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa các khái niệm: sở giao dịch ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch ngân hàng. Thật ra, đây là 3 khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể:

  • Chi nhánh ngân hàng: Là cấp thấp dưới quyền của hội sở ngân hàng. Nói cách khác, hội sở ngân hàng phân quyền xuống các chi nhánh ngân hàng, nhằm thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng. Do đó, số lượng chi nhánh ngân hàng hẳn nhiên sẽ nhiều hơn Hội sở. Mỗi ngân hàng có thể đặt đến hàng chục chi nhánh phân bố trên hầu khắp các thành phố lớn của cả nước.
  • Sở giao dịch ngân hàng: Nhiều người thường hiểu lầm hội sở ngân hàng là Sở giao dịch ngân hàng. Đây điều khiến nhiều người hay bị nhầm lẫn. Trên thực tế, Sở giao dịch ngân hàng có chức năng và quyền hạn thấp hơn cả Chi nhánh ngân hàng. Nói cách khác, Sở giao dịch ngân hàng là cấp dưới tiếp theo của chi nhánh. Thông thường, mỗi Chi nhánh ngân hàng có thể có nhiều sở giao dịch khác nhau và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cũng chính vì vậy, Sở giao dịch cũng có cơ cấu tổ chức nhỏ hơn chi nhánh và đa số chỉ được đặt văn phòng tại các quận huyện. 
  • Phòng giao dịch ngân hàng: Hội sở ngân hàng là cấp cao nhất của một ngân hàng, trong khi Phòng giao dịch chỉ là một nơi thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Nói cách khác, Phòng giao dịch tương đương với sở giao dịch, là cấp thấp hơn nhiều so với hội sở ngân hàng. Tuy vậy, bạn cũng cần phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng giao dịch và Sở giao dịch ngân hàng. Nếu Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quản lý của ngân hàng, thì sở giao dịch lại thuộc quản lý của cục thuế.

Nên Đến Phân Cấp Ngân Hàng Nào Để Giao Dịch?

Với những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn ai cũng muốn đến hội sở – trụ sở chính để thực hiện giao dịch. Bởi nơi đây sẽ đáp ứng, giải quyết được mọi nhu cầu giao dịch, sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng lại có xu hướng đến những nơi thuận tiện, gần nhất cho cá nhân. Vậy đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho khách hàng khi có nhu cầu cần giao dịch tài chính?

Tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng để có thể xác định cụ thể phân cấp tổ chức trong ngân hàng phù hợp để tiếp nhận, xử lý.

  • Với các phòng giao dịch ngân hàng địa phương có đủ quyền hạn và chức năng để đáp ứng nhu cầu vay hoặc gửi tiết kiệm khoản tiền dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không áp dụng cho dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
  • Với sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng có thể đáp ứng hạn mức giao dịch trên 2 tỷ đồng, áp dụng cho nhu cầu gửi, vay, chuyển tiền hoặc thanh toán nước ngoài.
  • Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não tiếp nhận các giao dịch lớn mang tầm vĩ mô, với những hợp đồng kinh tế lớn. Nơi đây có đầy đủ quyền hạn và chức năng để giải quyết các nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch tại hội sở ngân hàng thường bị hạn chế, nên những khách hàng đến hội sở giao dịch thường là những người có tiềm lực về tài chính, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.

Mặc dù chức năng, quyền hạn có khác nhau tuy nhiên lợi ích của khách hàng khi giao dịch tại các cấp tổ chức của ngân hàng đều như nhau. Bởi mọi cấp trong tổ chức đều cùng một hệ thống ngân hàng đều được quy định nhất quán về quyền lợi, nghĩa vụ.

Bên cạnh các phòng giao dịch, sở giao dịch… khách hàng khi có nhu cầu giao dịch đột xuất ngoài khung giờ làm việc có thể thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM hoạt động 24/7. Đây cũng được xem là một điểm giao dịch được mỗi ngân hàng quy định với chức năng và quyền hạn giới hạn.

nen den phan cap nao lam viec
Nên đến phân cấp ngân hàng nào để giao dịch?

Danh Sách 1 Số Hội Sở Ngân Hàng Phổ Biến

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ hội sở ngân hàng Vietcombank, hội sở chính OceanBank, ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng khác, hãy tham khảo ngay bảng tổng hợp dưới đây:

Ngân hàng

Địa chỉ hội sở/trụ sở

Vietcombank

  • Địa chỉ: 198 Đường Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3934 3137

OceanBank

  • Địa chỉ: Tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • SĐT: 024. 3772 6789

Ngân hàng chính sách xã hội

  • Địa chỉ: Tầng 1 số 169, phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • SĐT: 0243 641 72 40

VietinBank

  • Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 1900 558 868/024 3941 8868

Agribank

  • Địa chỉ: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
  • SĐT: 1900 55 88 18

BIDV

  • Địa chỉ: Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • SĐT: 024 222 055 44

VPBank

  • Địa chỉ: 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • SĐT: 1900 545415

MBBank

  • Địa chỉ: Số 63 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • SĐT: 1900 545426

Sacombank

  • Địa chỉ: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
  • SĐT: 028 39 320 420

Tổng Kết

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết hội sở là gì? Cũng như sự khác nhau giữa hội sở với chi nhánh, phòng giao dịch hay sở giao dịch rồi chứ? Tùy thuộc vào vị trí địa lý, nhu cầu giao dịch để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất nhé!

Xem thêm:

Phương thức thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán như thế nào?

Ngân hàng đại lý là gì? Phương thức hoạt động của ngân hàng đại lý

Uỷ nhiệm chi là gì? Mẫu ủy nhiệm chi các ngân hàng mới nhất hiện nay

Fintech là gì? Đặc điểm của Fintech

Kế toán ngân hàng là gì? Vai trò nhiệm vụ là làm gì?

Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay tín chấp OCB năm 2023 lãi suất bao nhiêu, thủ tục thế nào?

Vay tín chấp OCB là hình thức cho vay tiền mà không cần

Rớt hồ sơ vay Fe Credit, bị từ chối khoản vay thì phải làm sao?

Fe Credit là một trong những công ty tài chính phổ biến tại

5+ địa chỉ vay 3 triệu online chỉ cần CMND trả góp uy tín

Bạn đang gặp phải một công việc đột xuấy cần vay gấp 3

DongPlus là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc vay tiền trực

Trả chậm Fe Credit 10 ngày – 1 tháng có phải chịu phí phạt?

Trong số các công ty tín dụng phổ biến, Fe Credit là một

Phát mại tài sản là gì? ngân hàng phát mãi tài sản khi nào?

Hiện nay, ngân hàng sẽ phát mại tài sản khi người vay vốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *