Theo khảo sát, hiện nay có khoảng 10 – 20% các giao dịch thương mại quốc tế thực hiện thanh toán bằng phương thức thanh toán T/T. Đây là phương thức thanh toán rất nhanh gọn, tiện lợi nhưng mức độ rủi ro cũng khá cao. Vì vậy khi thực hiện thanh toán điện chuyển tiền T/T cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Vậy phương thức thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau của VayOnlineNhanh nhé!
Thanh Toán T/T Là Gì?
Thanh toán TT còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện (Tên tiếng anh: Telegraphic Transfer). Đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex).
Hiện nay các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất – nhập khẩu bao gồm:
- Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng
- Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
- Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó)
3 Phương Thức Thanh Toán T/T
Phương thức thanh toán TT được thực hiện theo lệnh của người trả tiền. Theo quy ước chung của thế giới, thanh toán TT được chia thành 3 loại chính bao gồm:
- TT in advance nghĩa là chuyển điện tiền trả trước. Người mua hàng sẽ trả tiền trước cho người mua một khoản trước khi nhận hàng.
- TT at sight nghĩa là chuyển tiền trả ngay. Người mua hàng sẽ trả tiền cho người bán khi người bán tiến hành giao hàng.
- TT at X days nghĩa là chuyển tiền trả sau X ngày. Người mua hàng sẽ nhận hàng trước và thanh toán tiền sau X ngày như thỏa thuận.
Quy Trình Thanh Toán T/T
Thông thường thì phương thức chuyển tiền TT sẽ được thực hiện thông qua 4 bước cơ bản sau:
Chuyển Hàng Và Chứng Từ
Bước đầu tiên trong quy trình thanh toán TT đó là bên xuất khẩu đóng hàng, giao hàng kèm theo đó là bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu.
Bạn cũng lưu ý trước khi gửi cần phải kiểm tra xem các thông tin về đơn hàng cũng như chứng từ đã chính xác hay chưa, để tránh sai sót nhé.
Yêu Cầu Ngân Hàng Chuyển Tiền
Sau khi hàng và chứng từ đã được gửi, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành viết lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền cho bên xuất khẩu.
Lúc này sẽ có 2 phương thức để bạn có thể lựa chọn đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau:
- Trong trường hợp bạn lựa chọn chuyển tiền trả trước thì hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu). Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.
- Nếu như bạn thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trả sau, bạn cần chuẩn bị: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có), tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.
Ngân Hàng Thông Báo Cho Bên Nhập Khẩu
Sau khi ngân hàng đã nhận đủ các giấy tờ cần thiết từ bên nhập khẩu, họ sẽ tiến hành trích tiền cho bên xuất khẩu đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.
Chuyển Tiền
Cuối cùng, ngân hàng đại lý sẽ tiến hành chuyển tiền trả và báo cáo cho bên xuất khẩu. Quy trình thanh toán TT hoàn thành.
Ưu Điểm Của Hình Thức Thanh Toán T/T
Trong thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán TT được nhiều người, nhiều công ty áp dụng. Bởi hình thức này mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của TT:
Đối với khách hàng
- TT là hình thức thanh toán có thủ tục tương đối đơn giản, dễ dàng, thời gian chuyển tiền nhanh nên thuận tiện cho cả người gửi và người nhận.
- Mặt khác, chi phí thanh toán TT cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với thanh toán L/C, không làm đọng vốn ký quỹ LC cho bên nhập khẩu.
- Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn chuyển tiền trả trước cho bên xuất khẩu thì bên xuất khẩu sẽ không gặp phải rủi ro hay thiệt hại khi bên nhập khẩu chậm thanh toán.
- Ngược lại, khi thanh toán trả sau, bên nhập khẩu lại được hưởng lợi do có thể nhận hàng, kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Đối với ngân hàng
Ngân hàng là bên đảm nhận trách nhiệm thanh toán TT nên họ có thể hưởng phí từ hình thức này và không bị ràng buộc bởi thời gian thanh toán cũng như lượng tiền chuyển.
Nhược Điểm Của Hình Thức Thanh Toán T/T
Ngoài những lợi ích mà hình thức thanh toán TT mang lại thì nó cũng tiềm ẩn tất nhiều rủi ro cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể như sau:
- Việc thanh toán tiền phụ thuộc vào thiện chí của bên nhập khẩu: Trong trường hợp này, bên chịu thiệt sẽ là bên xuất khẩu. Chính vì lý do đó mà hình thức thanh toán t/t chỉ được sử dụng đối với những đối tác có sự tin tưởng và hợp tác với nhau lâu dài.
- Bên xuất khẩu không chuyển hàng: Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán trả trước, tức là trả một phần hoặc toàn bộ tiền cho dù chưa nhận được hàng. Như vậy, nếu như bạn chuyển tiền nhưng bên xuất khẩu lại không chuyển hàng hoặc hàng chưa được giao, rủi ro sẽ do bên nhập khẩu gánh chịu.
- Bên nhập khẩu không nhận được tiền hoặc nhận chậm: Đối với bên nhập khẩu, họ cũng phải chịu những rủi ro nhất định bởi hình thức thanh toán này. Trong trường hợp, người bán đã chuyển hàng nhưng người mua gặp những khó khăn về mặt tài chính nên họ chưa chuyển tiền. Hoặc trong trường hợp, người mua không hài lòng về món hàng nhận được thì người bán sẽ phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí đóng hàng…
Điều này làm cho quá trình thu hồi vốn chậm lại, ảnh hưởng đến toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phân Biệt Giữa Thanh Toán T/T Và TTR
Thanh toán TTR (Telegraphic Transfer Reibursement) nghĩa là một phương thức điện chuyển tiền theo LC. Thanh toán LC (Letter Credit) là một phương thức thanh toán mà lệnh chuyển tiền chỉ được ngân hàng phê duyệt thì bên xuất khẩu làm theo chỉ dẫn của LC.
- Nếu L/C cho phép TTR, bên xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ sẽ được gửi sau.
- Nếu L/C không cho phép TTR thì bên xuất khẩu phải đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành, đồng thời đợi thêm 7 ngày làm việc thì mới biết chính xác có được thanh toán hay không.
Có sự nhầm lẫn giữa TT và TTR có thể do mọi người hiểu cụm từ TTR là viết tắt của Telegraphic transfer remittance – Phương thức điện chuyển tiền. Trong trường hợp này nó được hiểu như T/T
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc phương thức thanh toán TT là gì? Cũng như phân tích về ưu – nhược của phương thức thanh toán này. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu thêm về phương thức thanh toán TT để thực hiện một cách thành thạo khi cần.
Xem thêm:
Ngân hàng đại lý là gì? Phương thức hoạt động của ngân hàng đại lý
Uỷ nhiệm chi là gì? Mẫu ủy nhiệm chi các ngân hàng mới nhất hiện nay
Fintech là gì? Đặc điểm của Fintech
Kế toán ngân hàng là gì? Vai trò nhiệm vụ là làm gì?
Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay thế chấp sổ đỏ HSBC cập nhật lãi suất mới 2023
Vay thế chấp sổ đỏ HSBC với hạn mức hỗ trợ lên đến
Vay tín chấp Eximbank theo lương chuyển khoản lãi suất thấp
Vay tín chấp Eximbank theo lương được đánh giá là một trong những
Takomo hỗ trợ vay nhanh 10 triệu trong ngày chỉ với CMND
Khi ngày càng có nhiều đơn vị hỗ trợ vay tiền trực tuyến
Cách vay thế chấp sổ đỏ SHB nhận lãi suất ưu đãi năm 2023
Vay thế chấp sổ đỏ SHB lãi suất bao nhiêu? Thủ tục hồ
Senmo hỗ trợ khoản vay nhanh 10 triệu chỉ với CMND duyệt online
Senmo là một thương hiệu hỗ trợ vay tiền trực tuyến đang được
Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ Eximbank chi tiết từ A – Z
Vay thế chấp sổ đỏ Eximbank là 1 trong những dịch vụ nổi bật