Tài sản đảm bảo là gì? điều kiện và tỷ lệ cho vay như thế nào

Khi đi vay thế chấp, tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc mà bạn phải cung cấp cho các đơn vị cho vay. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng có thể được các đơn vị này chấp thuận.

Vậy tài sản đảm bảo là gì? Những loại tài sản nào không được thế chấp tại ngân hàng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được VayOnlineNhanh giải đáp trong bài viết này nhé!

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì?

Tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Nó được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
  • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.
tai san dam bao la gi
Tài sản đảm bảo là gì?

Điều Kiện Để Trở Thành Tài Sản Đảm Bảo Là Gì?

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.

Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định: “tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lại mà pháp luật không cấm giao dịch”. Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.

Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tôn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.

Tỷ Lệ Cho Vay Của Tài Sản Đảm Bảo Được Thế Chấp Ở Ngân Hàng

Hiện nay, theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo.

Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.

ty le cho vay cua tai san dam bao
Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo

Phương Thức Xử Lý Tài Sản Đảm Bảo Theo Quy Định Của Pháp Luật

Theo Khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 có 4 phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Cụ thể là:

  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản.
  • Bán đấu giá tài sản.
  • Bên nhận đảm bảo sở hữu tài sản.
  • Phương thức khác.

Các phương thức khác thể hiện rằng các bên có thể thỏa thuận để xử lý tài sản đảm bảo.

Ví dụ: Đối với một số tài sản có thể sử dụng để khai thác ra tiền hoặc cho thuê, số tiền thu được sẽ được phục vụ thực hiện thanh toán nghĩa vụ được đảm bảo. Trong luật cũng quy định rõ ràng về các trường hợp sử dụng các phương thức nào. Nếu không có quy định, tài sản đảm bảo sẽ được đem ra đấu giá.

Các Tài Sản Không Thể Dùng Để Thế Chấp Ngân Hàng

Những tài sản sau đây không đủ điều kiện và không thể dùng để đăng ký vay thế chấp tại tất cả các ngân hàng:

  • Tài sản có tranh chấp.
  • Tài sản đi thuê, đi mượn, không chính chủ.
  • Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người đứng tên vay vốn thế chấp, bảo lãnh.
  • Tài sản đã đang thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Tài sản khó bảo quản, kiểm định và đánh giá.
  • Tài sản bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, hoặc tài sản của doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, phá sản.
  • Tài sản bị nhà nước cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.
cac tai san khong the dung teh chap
Những tài sản không thể dùng để thế chấp ngân hàng

1 Số Lưu Ý Khi Dùng Tài Sản Đảm Bảo Để Thế Chấp Ngân Hàng

Khi vay vốn thế chấp có tài sản đảm bảo tại ngân hàng, khách hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn nên đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký quyền sở hữu tài sản.
  • Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập để định giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo.
  • Thỏa thuận đảm bảo quyền được ưu tiên xử lý tài sản.
  • Thỏa thuận về việc xử lý tài sản đảm bảo tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng.

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo và những loại tài sản nào không được thế chấp ngân hàng. Hiểu và nắm rõ về tài sản có thể thế chấp sẽ giúp người đi vay tính toán được số tiền tối đa có thể vay và dễ dàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm:

Phát mại tài sản là gì? Khi nào thì bị ngân hàng phát mại tài sản?

Giải chấp là gì? Thủ tục giải chấp ngân hàng hiện nay thế nào?

Vay dài hạn là gì? Là vay trong bao lâu?

vay trung hạn là khoản vay trong bao lâu?

Thủ tục và điều kiện vay thế chấp xe o tô cũ tại ngân hàng hiện nay

Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn

5/5 - (1 bình chọn)

Disclaimer:

  • Tại VayOnlineNhanh.VN, chúng tôi chỉ cung cấp các gợi ý về các ứng dụng vay online kèm thông tin về thời hạn vay từ 91 - 180 ngày, lãi suất tối đa hàng năm (APR) 20% và ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả các khoản phí hiện hành.
  • Trang web của chúng tôi có thể nhận tiền thông qua hình thức tiếp thị liên kết (affiliate). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa vào phân tích khách quan.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.833.333 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách tính phí phạt trả nợ trước hạn tại các ngân hàng Việt Nam

Mặc dù khi vay tiền ngân hàng ai cũng muốn càng thanh toán

iDong hỗ trợ vay tiền 10 triệu lãi suất 0% cho khách vay lần đầu

Mặc dù hình thức vay tiền online đã trở thành xu thế mới

Danh sách những app vay tiền bị bắt tổng hợp mới 2023

Danh sách những app vay tiền bị bắt tổng hợp mới năm 2023

Bùng tiền thẻ vay, thẻ tín dụng Vietcredit có sao không?

Bùng tiền thẻ tín dụng VietCredit (thẻ vay VietCredit) là một trong những

Cách kiểm tra, tra cứu hợp đồng Fe Credit bằng CMND online

Là một trong những công ty tài chính hàng đầu hiện nay, Fe

VietCredit có hỗ trợ nợ xấu cho khách hàng mở thẻ vay không?

Khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, VietCredit đã nổi lên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *