Bank Teller là người sẽ nắm vị trí và nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng dưới sự chỉ đạo của cấp trên giao phó. Hiện nay, Bank Teller chính là một trong những nghề nghiệp khá hấp dẫn và để trở thành một Bank Teller bạn cần 1 số kỹ năng và tố chất quan trọng.
Để hiểu rõ hơn về Bank Teller là gì? Nhiệm vụ và mức lương của nghề nghiệp này ra sao? Mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh nhé!
Bank Teller Là Gì?
Bank Teller hay còn gọi là Giao dịch viên, đây là bộ mặt của một Ngân hàng và đảm nhiệm vai trò tiếp xúc trực tiếp với Khách hàng đầu tiên khi đến thực hiện các giao dịch tại Ngân hàng.
Nhiệm vụ chính của Bank Teller là tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch, giới thiệu các sản phẩm mới của Ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn cũng như CSKH (chăm sóc khách hàng).
Bank Teller là vị trí cực kỳ quan trọng trong việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, Bank Teller cần phải có kinh nghiệm, bằng cấp cũng như được đào tạo chuyên môn bài bản.
Nhiệm Vụ Của Giao Dịch Viên Ngân Hàng (Bank Teller)
Để có thể hiểu sâu hơn về công việc thường ngày của các giao dịch viên hay Bank Teller, các bạn có thể xem qua các nhiệm vụ chính của họ ở dưới đây nhé.
Tiếp Đón Và Xác Nhận Nhu Cầu Của Khách Hàng
Tùy theo quy mô và số lượng giao dịch của từng ngân hàng mà khách hàng khi tới đây sẽ phải lấy số thứ tự hay được tới thẳng quầy giao dịch. Khi ấy, giao dịch viên sẽ là người trực tiếp chào đón khách hàng và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng để đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Chính bởi nhiệm vụ này nên các ngân hàng khi tuyển dụng vị trí Bank Teller thường yêu cầu ứng viên phải sở hữu ngoại hình ưa nhìn, giọng nói rõ ràng dễ nghe, khả năng giao tiếp tốt. Những yếu tố này sẽ giúp giao dịch viên tạo thiện cảm với khách hàng ngay từ lần đầu tiếp xúc, giúp quá trình làm việc thuận lợi hơn.
Hỗ Trợ Và Hướng Dẫn Khách Hàng Trong Giao Dịch
Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng nhiệm vụ tiếp theo của Bank Teller đó là thì tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch. Cụ thể bao gồm:
- Tư vấn, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp như thẻ tín dụng, vay tín chấp, thế chấp…
- Mở và quản lý các tài khoản ngân hàng như tài khoản ATM hoặc VISA
- Các công việc liên quan đến tiền gửi như gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn hoặc dịch vụ cho vay vốn tín chấp và thế chấp.
- Nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng như các công việc trả lãi tiền vay, tất toán tài khoản vay trước kỳ hạn hoặc đúng kỳ hạn.
- Tiến hành thu chi tiền mặt và thu đổi tiền nước ngoài, ra lệnh thanh toán và chuyển tiền khi cần thiết, duy trì hạn mức thu chi và quỹ tiền còn tồn đọng…
- Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm cũng như khai thác tiềm năng khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy như: chương trình khuyến mại, tư vấn chính sách…
- Tiếp nhận và giải đáp, xử lý các khiếu nại từ khách hàng trong phạm vi thẩm quyền của vị trí giao dịch viên. Cam kết đảm bảo bí mật thông tin, xử lý khiếu nại dựa trên quyền lợi của khách hàng và uy tín của ngân hàng.
Chăm Sóc Khách Hàng Duy Trì Mối Quan Hệ
Đây là một việc làm quan trọng quyết định đến sự thành bại và hoạt động của các ngân hàng lớn nhỏ. Lúc này, các Bank teller sẽ phải tiến hành chăm sóc khách hàng mới và cả khách hàng cũ đã từng sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng mình với thái độ công bằng, thân thiện và niềm nở nhất.
Khi các giao dịch viên lấy được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng họ sẽ giới thiệu người thân, bạn bè đến với nhà băng nhiều hơn và điều này sẽ giúp công việc của các Bank teller ổn định hơn, thu nhấp tốt hơn và đó có thêm những điều kiện để chăm sóc đời sống của mình và gia đình một cách tốt nhất.
Hoàn Thành Các Nghiệp Vụ Chuyên Môn
Ngoài các nhiệm vụ như trên, các Bank Teller còn thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên dựa vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình. Những công việc được thực hiện như sau:
- Thực hiện công việc mở và quản lý các tài khoản ngân hàng của khách hàng như tài khoản thẻ thanh toán ATM hay thẻ VISA
- Quản lý, theo dõi các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn. Ngoài ra, còn quản lý, theo dõi khoản vay vốn tín chấp hay thế chấp của khách hàng. Thực hiện các công việc như thanh toán khoản vay, tất toán trước kì hạn hay đúng kì hạn,…
- Thực hiện đổi ngoại tệ, thu chi tiền mặt, duy trì hạn mức và quỹ tiền của ngân hàng.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiệp vụ ngân hàng khác mà đòi hỏi các Bank Teller cần phải có đủ thông thạo để có thể thực hiện một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của ngân hàng cũng như khách hàng.
Các Kỹ Năng Cần Có Của 1 Giao Dịch Viên Ngân Hàng
Để trở thành Bank Teller, bạn cần trau dồi cho mình các kỹ năng như sau:
Kỹ Năng Kế Toán Cơ Bản
Bank teller phải xử lý tiền và do đó phải có khả năng theo dõi các con số. Mặc dù hầu hết các giao dịch đều được hướng dẫn và theo dõi bởi máy tính, các giao dịch viên vẫn cần biết các số liệu đó là gì, từ đâu đến từ đó có thể nhận ra và phản hồi vấn đề nếu xảy ra.
Có Kiến Thức Về Phần Mềm Tài Chính Ngân Hàng
Giao dịch viên ngân hàng phải có khả năng sử dụng phần mềm tài chính chuyên dụng. Vấn đề này bạn không phải lo lắng vì sau khi trúng tuyển vị trí Bank teller, bạn sẽ được đào tạo kỹ hơn về phần mềm tài chính này, nhưng hiểu phần mềm trước hoặc đã từng có kinh nghiệm làm việc liên quan, là một lợi thế nhé!
Có Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với giao dịch viên. Giao dịch viên là người nói chuyện trực tiếp với khách hàng.
Bạn sẽ phải lắng nghe, đáp ứng và hướng dẫn và giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng cung cấp. Nếu giao tiếp tốt cùng với một nụ cười luôn nở trên môi thì khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và dành sự tin tưởng cho ngân hàng.
Chưa kể, ăn nói khéo léo còn giúp bạn trở nên tự tin hơn và luôn ở trong tâm trạng thoải mái khi làm việc đó nhé.
Có Tính Cẩn Thận, Chu Đáo
Chú ý đến chi tiết là một phần lớn trong công việc của nhân viên ngân hàng, từ việc xử lý tiền đúng cách đến việc lưu giữ hồ sơ chính xác của các giao dịch để tuân theo các giao thức bảo mật thích hợp.
Một sai lầm có thể dẫn đến vi phạm an ninh hoặc xuất hiện sự bất thường trong tài khoản và có thể dẫn đến mất niềm tin của công chúng vào ngân hàng.
Có Đạo Đức Nghề Nghiệp Và Tinh Thần Cầu Thị
Bất kỳ công việc nào, không riêng gì giao dịch viên cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần cầu thị. Có được đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Đồng thời, giúp cho các giao dịch viên luôn làm tốt yêu cầu của sếp và của khách hàng. Điều này sẽ khiến môi trường làm việc trở nên thoải mái hơn và luôn tràn đầy sự vui vẻ, lạc quan.
Mức Lương Và Lộ Trình Thăng Tiến Của 1 Bank Teller
Mức lương và cơ hội thăng tiến của một Bank teller sẽ phụ thuộc vào năng lực làm việc, yếu tố này chỉ có kinh nghiệm làm việc ở vị trí này, tuy nhiên ở mỗi ngân hàng sẽ có chính sách về lương thưởng khác nhau. Sau đây là khảo sát của chúng tôi về 1 số ngân hàng nhé!
Mức Lương Căn Bản
- Mức lương căn bản tối thiểu: 4.5 triệu.
- Mức lương bậc thấp: 5.7 triệu
- Mức lương trung bình: 6.8 triệu
- Mức lương cao: 8 triệu (Có kinh nghiệm)
- Mức lương cao nhất: 16 triệu (có thâm niên làm việc)
Ngoài ra, các giao dịch viên còn nhận được tiền thưởngnếu hoàn thành đúng chỉ tiêu, nhiệm vụ của cấp trên đề ra và có mức chỉ số hài lòng của khách hàng cao,…
Lộ Trình Thăng Tiến
Nếu nói về nhân viên văn phòng thì Bank Teller được rất nhiều bạn trẻ nhắm đến, vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, đào tạo nghiệp vụ có tính chuyên môn cao.
Không những thế, lộ trình thăng tiến của Bank teller là yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên quan tâm đến, khi chuẩn bị ứng tuyến nhé.
- Trong 2 năm đầu tiên: thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ, ứng xử và trở thành một bank teller chuyên nghiệp.
- Từ 2 đến 3 năm tiếp theo: Sau hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà ngân hàng đưa ra, lúc này bạn có quyền đề cử lên vị trí một kiểm soát viên ngân hàng.
- Từ 3 đến 5 năm: Sau khi đánh giá năng lực làm việc, bạn có được phép đề cử lên trưởng phòng hoặc phó phòng giao dịch ngân hàng.
- Từ 5 đến 7 năm: Đây chính là thời điểm bạn nên bứt phá ở vị trí hiện tại, sau chừng ấy thời gian cống hiến cho ngân hàng, bạn có thể trở thành phó giám đốc ngân hàng.
- Từ 7 đến 9 năm: Kinh nghiệm, thâm niên là 2 yếu tố quý giá nhất để đánh giá năng lực làm việc, bạn không còn một rào cản nào nữa trong lộ trình thăng tiến của mình, giờ đây bạn có thể đề cử lên vị trí cao trọng nhất, đó chính là giám đốc phòng giao dịch ngân hàng.
- Cuối cùng, sau 9 năm làm việc trong ngân hàng bạn sẽ ra sao? Ngân hàng sẽ mất ít thời gian xem xét tất cả những gì mà bạn đã cống hiến cho ngân hàng. Sau khi quyết định, bạn có thể được ứng cử vị trí quản lý khu vực hay giám sát các chi nhánh ngân hàng.
Mức lương và vị trí công việc tại ngân hàng không chỉ dừng lại là một Bank teller, nhưng đó làm điểm xuất phát tốt nhất nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường tài chính ngân hàng.
Không những thế, trải qua chừng ấy thời gian làm việc, bạn có thể dễ dàng xin một vị trí mong muốn tại ngân hàng khác và dĩ nhiên, lộ trình thăng tiến sẽ không phải xuất phát điểm như một Bank teller nữa và mức lương thực nhận của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
Cơ Hội Và Thách Thức Của 1 Giao Dịch Viên Ngân Hàng Bank Teller
Cơ Hội
Những cơ hội mà 1 giao dịch viên ngân hàng Bank Teller có được:
- Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: thực tế cho thấy hiện nay tại các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là là những người trẻ đặc biệt là bộ phận giao dịch viên. Do vậy môi trường làm việc rất cởi mở, hòa đồng cho phép nhân viên có nhiều cơ hội sáng tạo, đóng góp và xây dựng. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ muốn tham gia làm việc tại môi trường ngân hàng.
- Có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Giao dịch viên hàng ngày phải liên tục tiếp xúc, giao tiếp và xử lý nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là cơ hội để bạn có thể rèn luyên và nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với khách hàng.
- Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: So với những doanh nghiệp khác thì có thể thấy mức lương và thưởng của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức thưởng của GDV còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.
Thách Thức
Tuy nhiên bên cạnh đó, giao dịch viên ngân hàng cũng có 1 số thách thức như sau:
- Áp lực về thời gian, yêu cầu cẩn thẩn chính xác trong giao dịch: Vì các giao dịch liên quan đến tiền do vậy yêu cầu chính xác tuyệt đối trong giao dịch là điều rất quan trọng. Với số lượng khách hàng mỗi ngày rất đông do vậy GDV viên xử lý công việc nhanh nhưng phải đảm bảo chính xác.
- Áp lực về doanh số: Tại các ngân hàng đều sử dụng các chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc. Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác nhau sẽ có những KPI khác nhau. Đối với GDV thì chỉ tiêu đặt ra về huy động vốn/ tháng hoặc số lượng KH vay…
- Áp lực về trách nhiệm công việc: Giao dịch viên là người trực tiếp xử lí giao dịch với khách hàng do vậy việc phát sinh những tình huống rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, nhầm lẫn… khi gặp những rủi ro này hầu hết các Giao dịch viên phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra.
Vậy Có Nên Làm Bank Teller Không?
Như đã trình bày ở trên, làm giao dịch viên hiện nay, bạn không chỉ phải đối mặt với những khách hàng cực kỳ khó tính mà còn phải nhận những áp lực về doanh số từ cấp trên hạ xuống.
Hàng ngày phải đối mặt với hàng nghìn con số, sai một ly đi một dặm. Hãy xác định rằng, làm giao dịch viên bạn cần phải rất cẩn thận, chỉ cần nhầm một dấu phẩy bạn có khi phải đền cả gia tài.
Tuy nhiên lý do bạn nên làm một giao dịch viên ngân hàng vì:
- Đổi lại, bạn có một công việc ổn định, giờ giấc chính xác, bạn có thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình và một mức lương được cho là khá ổn.
- Có thể tư vấn, trò chuyện với nhiều người, đây sẽ là một công việc tốt tuy nhiên điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào con người và tính cách của bạn.
- Nếu bạn hoàn thành được chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ phục vụ khách hàng tốt, mức độ hài lòng của khách hàng cao, bạn có cơ hội được ứng tuyển nội bộ tại các vị trí cao hơn.
- Môi trường làm việc tương đối cởi mở, hòa đồng, cho phép nhân viên được phép sáng tạo, xây dựng, đóng góp.
- Đồng thời, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ bước vào môi trường ngân hàng.
- Đây là cơ hội để các bạn rèn luyện thêm về khả năng giao tiếp, cách thức nắm bắt tâm lý người đối diện, xử lý các tình huống khó. Bên cạnh đó, mối quan hệ của bạn với khách hàng sẽ được mở rộng, giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống bản thân.
Bank Teller luôn là một nghề có sức hút lớn. Tuy nhiên, việc có thể trở thành một giao dịch viên ngân hàng ngay không do nhiều những yếu tố, bạn cần xem xét kỹ lưỡng bản thân có thực sự phù hợp và có yêu thích công việc này hay không.
Tổng Kết
Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu được Bank Teller là gì? Công việc của họ như thế nào? Từ đó, bạn có thể định hướng tương lai cho mình liệu có nên theo đuổi ước mơ theo làm công việc này không nhé! Chúc các bạn lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhé!
Xem thêm:
Banker là gì? Lương thưởng bao nhiêu?
Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì? Công việc như thế nào?
Ngân hàng thông báo là gì? Quy tắc chọn ngân hàng thông báo
Ngân hàng phát hành là gì? Đặc điểm vai trò chức năng?
Ngân hàng trung gian là gì? Phương thức hoạt động như thế nào?
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Hướng dẫn vay tiền Viettel Money online tiện lợi, nhanh chóng
Với Viettel Money, bạn có thể trải nghiệm quy trình vay tiền nhanh
Cho vay thấu chi là gì? tìm hiểu về tài khoản, hạn mức vay thấu chi
Vay thấu chi là một hình thức vay tiền mới mà nhiều người
Vay hạn mức Mcredit là gì? Cách tính lãi vay hạn mức Mcredit
Với sự xuất hiện của các công ty tài chính hàng đầu như
HD Saison là gì? Của ngân hàng nào? Có lừa đảo không?
Khi cần vay tiền thì mọi người hầu hết sẽ nghĩ ngay đến
10+ Vay Tiền Hà Nội duyệt nhanh trong ngày với lãi suất thấp
Vay tiền Hà Nội lãi suất thấp với thủ tục duyệt vay đơn
Vay nhanh FastMoney trên Momo có người người thân không?
Từ khi bước vào thời kỳ công nghệ kỹ thuật phát triển như