Hiện nay, thanh toán bằng thư tín dụng là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Hình thức này gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế song phương, đa phương liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tác tham gia ở các quốc gia khác nhau.
Vậy thư tín dụng là gì? Các đặc điểm của thư tín dụng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh để cập nhật các thông tin có liên quan nhé.
Thư Tín Dụng Là Gì?
Thư tín dụng còn có tên gọi là L/C – viết tắt của từ Letter of Credit, đây là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu; cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định; trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
Có thể hiểu, L/C là thư cam kết của Ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau; phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.
Thông qua hình thức này, người nhập khẩu áp dụng những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 600 – Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).
Nội Dung Của Thư Tín Dụng
Nội dung thư bao gồm:
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
- Loại L/C
- Tên và địa chỉ các bên liên quan: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
- Số tiền, loại tiền
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
- Nội dung về hàng hóa: Tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
- Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: Hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
- Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
- Những nội dung khác
Trong ngành thương mại quốc tế, việc mua bán giữa các nước ngày càng gia tăng, khoảng cách địa lý kéo theo mối lo ngại trong kinh doanh ra nước khác. Vì vậy việc sử dụng thư tín dụng giúp cho các bên yên tâm về quyền lợi của mình hơn, góp phần phát triển ngành xuất nhập khẩu của quốc gia.
Các Loại Thư Tín Dụng
Hiện nay, có nhiều cách phân loại thư tín dụng, tùy thuộc vào mối quan hệ, mức độ tín nhiệm giữa hai bên. Dưới đây là một số loại thư tín dụng được sử dụng rộng rãi theo các tiêu chí khác nhau:
Chia Theo Tính Chất Có Thể Huỷ Ngang
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc hủy bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất
Chia Theo Tính Chất Của L/C
Phân loại theo tính chất vận hành của thư tín dụng
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit): là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác. L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): Là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.
- Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit): Là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước trong quá trình giao dich người bán có thể không thực hiện đúng hợp đồng nên người mua hủy giao dịch có thể nhận lại được tiền đã mở LC. Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng, tức là trường hợp người mở L/C không thanh toán được sẽ có người khác đứng ra trả tiền cho người sản xuất.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C) là thư tín dụng mà ngân hàng phát hành (NHPH) cho phép ngân hàng thông báo (NHTB) ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C mở.
Phân loại theo tính chất thanh toán thư tín dụng
- Thư tín dụng trả ngay L/C at sight: Tức là người mở L/C đồng ý trả tiền cho người bán ngay khi xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu hàng hoàn thiện.
- Thư tín dụng chả trậm ( L/C Upas – L/C unsance): Tức là hình thức người bán đồng ý cho người mua nợ tiền hàng sẽ trả sau X ngày theo thỏa thuận của 2 bên. Trường hợp này người mua sẽ phát hành hối phiếu cam kết trả tiền do người bán thụ hưởng với L/C Upas.
Chia Theo Thời Hạn Thanh Toán Của L/C
Phân loại theo thời hạn thực hiện ta có:
- Thư tín dụng thanh toán ngay: Thư tín dụng trường hợp đơn giản nhất là thanh toán ngay. Việc thanh toán cho người thụ hưởng được Ngân hàng thực hiện ngay trên cơ sở chứng từ được xuất trình và đã được kiểm tra.
- Thư tín dụng thanh toán có thời hạn: Là loại thư tín dụng Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng khi hết một thời hạn nhất định, thường là sau ngày vận chuyển.
Các Đặc Điểm Đặc Biệt Của Thư Tín Dụng L/C
Các đặc điểm của thư tín dụng L/C như sau:
- L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và bên bán, mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện. Cụ thể, ngân hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành, không phải là bên mua.
- L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Ngân hàng phát hàng không dựa vào tình trạng của hàng hoá thực tế mà sẽ dựa vào bộ chứng từ thanh toán mà bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C hay không nên nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán vô điều kiện vì vậy bên mua cần lưu ý trong công tác kiểm tra hàng hoá.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C.
- L/C không thể huỷ ngang (theo quy định của UPC 600 – Phiên bản áp dụng mới nhất của bộ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
- Các bên phải thống nhất và ghi rõ phiên bản áp dụng UPC vào L/C.
- Trước khi mở L/C, bên bán và bên mua cần thống nhất với nhau về các điều khoản trong L/C như thời gian giao hàng và thanh toán…
Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Thư Tín Dụng L/C
Điều Kiện Mở
Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C
Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở:
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị
- Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
- L/C phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét.
Yêu cầu mở L/C
Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.
Thủ Tục Mở
- Đơn yêu cầu mở L/C
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
- Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
- Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).
Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
- Cam kết thanh toán
- Hợp đồng vay vốn
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Đơn xin mở L/C của khách hàng
- Bản giải trình mở L/C
Lợi Ích Khi Mở Thư Tín Dụng L/C
Khi lựa chọn hình thức thanh toán qua L/C sẽ an toàn cho nhiều công ty sử dụng, có lợi cho bên bán, bên mua và cả ngân hàng.
Đối Với Người Mua
- Đảm bảo nhận được hàng hoá: Với L/C, chỉ khi nhận được hàng hoá từ người bán thì bên mua mới phải thanh toán cho họ.
- Đảm bảo các quy định đã đưa ra trong L/C: Giúp cho bên mua yên tâm rằng bên bán phải đảm bảo thực hiện các điều khoản về thời gian, quy chuẩn hàng hoá đã đưa ra trong L/C
- Có thể được ngân hàng phát hành cho vay để thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Đối Với Người Bán
- Nhận được thanh toán: Khi bên bán thực hiện đúng theo quy định trong thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành theo điều khoản thanh toán trong thư tín dụng.
- Không phải phụ thuộc vào bên mua: Được đảm bảo quyền lợi dựa trên điều khoản của L/C, không phải phụ thuộc vào bên mua như các phương thức thanh toán khác.
Đối Với Ngân Hàng
- Thu phí dịch vụ (Phí mở L/C, chuyển tiền, phí chỉnh sửa L/C,..)
- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Ý Nghĩa Của Phương Thức Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng L/C
Một số ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C là:
- Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .
- Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
- Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.
- Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
- Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:
- Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.
- Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia. lớp kế toán ngắn hạn
Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C:
- Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC
- Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
- Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)
Thư Tín Dụng Do Bên Bán Hay Bên Mua Mở?
Theo quy định hiện nay, bên mua sẽ đến ngân hàng yêu cầu mở thư tín dụng cho người thụ hưởng (bên bán) dựa theo một số quy định và hướng dẫn của ngân hàng, ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ thông báo cho bên bán thông qua ngân hàng thông báo, ngân hàng này có thể do bên mua và bên bán chỉ định.
Để được ngân hàng đồng ý phát hành thư tín dụng, bên mua phải đáp ứng được một số yêu cầu của ngân hàng như là: nguồn vốn đảm bảo thanh toán, đơn yêu cầu mở L/C và bộ hồ sơ xin mở L/C hợp lệ theo quy định của ngân hàng.
Bên Bán Khi Nào Nhận Được Tiền Thanh Toán?
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trong thời gian quy định trong L/C, bên bán sẽ xuất trình các chứng từ thanh toán theo đúng nội dung quy định trong thư tín dụng đến ngân hàng thông báo.
Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và sẽ chuyển đến ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng phát hành duyệt bộ chứng từ của bên bán thì sẽ thanh toán cho bên bán hoặc đi điện đồng ý chấp nhận thanh toán theo nội dung thanh toán quy định trong L/C.
Nếu ngân hàng phát hành trong quá trình xem xét thấy có điều bất hợp lệ sẽ thông báo đến bên mua, trong trường hợp hai bên đồng ý điều bất hợp lệ thì ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho bên bán bình thường nhưng nếu bên mua không đồng ý điều bất hợp lệ thì sẽ trả lại cho bên bán bộ chứng từ.
Tổng Kết
Trên đây là thông tin giúp các bạn hiểu thư tín dụng là gì? Hy vọng bài viết đã giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với những người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
Với xu thế hội nhập và phát triển cùng thế giới, hiện nay phương thức thanh toán L/C đang là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của các nhà kinh doanh.
Xem thêm:
Người thụ hưởng là gì? Có nhiệm vụ gì?
Giấy báo có của ngân hàng là gì?
Hội sở là gì? Cách phân biệt với chi nhánh và phòng giao dịch
Phương thức thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán như thế nào?
Ngân hàng đại lý là gì? Phương thức hoạt động của ngân hàng đại lý
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Trễ hạn trả góp Mcredit 1 ngày đến 1 tháng phí phạt ra sao?
Trễ hạn trả góp Mcredit là một vấn đề đáng quan tâm đối
Cầm cavet xe máy chính chủ ở đâu uy tín với lãi suất thấp?
Khi cần xoay sở trong lúc đang gặp rắc rối về tài chính
Vay 20 triệu Home Credit lãi suất bao nhiêu? Cách tính ra sao?
Khi có nhu cầu vay tiêu dùng tín chấp với số tiền 20
Cảnh báo mạo danh SHB Finance lừa đảo khách hàng, đọc ngay!
Gần đây, trên mạng mạng đã xuất hiện một thông tin đáng báo
Crezu hỗ trợ khoản vay 20 triệu bằng CMND duyệt online 24/7
Trong thị trường tín dụng online vô cùng sôi nổi hiện nay, việc
Ứng dụng Home Credit: hướng dẫn tải và cài đặt chi tiết
Ứng dụng Home Credit được ra mắt đã giúp ích rất nhiều cho