Cic là gì, các loại nợ xấu tín dụng và cách kiểm tra chi tiết

Cic là gì? Vì sao khi có nhu cầu vay tiền tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính thì người ta lại cần kiểm tra nợ xấu tại hệ thống tín dụng Cic? Cách kiểm tra nợ xấu như thế nào? Có tốn phí không?

Trong bài viết dưới đây, VayOnlineNhanh sẽ cùng bạn giải đi tìm hiểu về Cic và các thông tin liên quan nhé!

Cic là gì?

Cic là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam với các chức năng sau:

  • Đăng kí tín dụng quốc gia.
  • Tiến hành thu nhận các thông tin về nợ xấu của những tổ chức và cá nhân đi vay tín dụng. Từ đó trung tâm sẽ xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng.
  • Phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
  • Thực hiện chấm điểm cũng như xếp hạng tín dụng.
  • Cung cấp các loại hình dịch vụ cũng như sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
cic là gì?
cic là gì?

Tìm hiểu thêm: Nợ xấu là gì? Có mấy nhóm nợ xấu hiện nay?

Hệ thống Cic hoạt động như thế nào?

Khi nhận được các thông tin cần thiết về khoản vay tiền nhanh, giá trị khoản vay, tổ chức cho vay, tên người vay,… Cic sẽ tiến hành tổng hợp liên tục và cập nhật những dữ liệu mới nhất.

Việc này giúp người dùng có thể hiểu rõ và chi tiết về lịch sử tín dụng của từng cá nhân và doanh nghiệp thông qua hệ thống.

Thông thường, hệ thống sẽ phân loại các thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay thành 5 nhóm cơ bản.

Nhờ vậy mà kiểm tra cic có thể xác định được nhóm nợ xấu ở đâu, cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn là ai, từ đó các ngân hàng sẽ đưa ra những giải pháp xử lý tốt nhất.

Các nhóm nợ xấu theo qui ước tại Cic

Từ các thông tin tổng hợp về khoản vay của khách hàng, hệ thống cic chia chúng thành 5 nhóm cơ bản:

các nhóm điểm tín dụng tại CIC
các nhóm điểm tín dụng tại CIC

Nhóm 1 – nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho vay

  • Nợ xấu nhóm 1 là những khoản nợ này được các chuyên gia đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Nếu bạn quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày thì vẫn được nằm trong nhóm 1 và được các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn và vẫn được hỗ trợ cho vay.

Nhóm 2 – nhóm nợ cần chú ý:

  • Nợ xấu nhóm 2 là danh sách các khoản nợ trễ hạn từ 10 ngày – 90 ngày.
  • Đối với các hồ sơ cic có nợ nhóm 2 thì vẫn sẽ được hỗ trợ cho vay với điều kiện khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp lần đầu rơi vào nợ nhóm 2 và vẫn được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thanh toán khoản nợ và lãi suất đúng kỳ hạn.

Nhóm 3 – nợ dưới các tiêu chuẩn quy định

  • Nợ xấu nhóm 3 bao gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 91 -180 ngày.
  • Đối với nợ nhóm 3, hầu hết các tổ chức tín dụng như ngân hàng và công ty tài chính sẽ không hỗ trợ khách hàng vay vốn.

Nhóm 4 – nhóm nợ nghi ngờ

Nợ xấu nhóm 4 bao gồm các khoản nợ nằm trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày và các tổ chức tín dụng nghi ngờ sẽ không thu hồi được lãi và có thể cả tiền gốc.

Nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng mất vốn

Nợ xấu nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và tổ chức tín dụng có nhiều khả năng sẽ không thu hồi được vốn và lãi và tất nhiên là sẽ không được duyệt vay tiếp tục.

Nếu bị nợ xấu tại Cic thì sao?

Khi bạn cần vay tín chấp như vay tiền trả góp, vay tiêu dùng hoặc vay thế chấp sổ đỏ, vay thế chấp mua xe ô tô tại ngân hàng hoặc công ty tài chính thì phía bên đơn vị cho vay sẽ cung cấp các thông tin hồ sơ của bạn cho Cic và Cic sẽ tra cứu lịch sử tín dụng của bạn.

Nếu lịch sử tín dụng của bạn tốt thì sẽ được duyệt khoản vay và nếu không tốt thì bên phía ngân hàng hoặc công ty tài chính có thể sẽ từ chối khoản vay của bạn.

Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2

Nếu hồ sơ tín dụng của bạn được Cic phân loại nằm trong 2 nhóm nợ này thì bạn có khả năng cao sẽ được duyệt hồ sơ khoản vay.

Tuy nhiên đối với nợ nhóm 2 thì khả năng được duyệt vay của bạn sẽ bị hạn chế hơn và có thể được duyệt khoản vay với hạn mức thấp, đặc biệt là với các khoản vay tín chấp.

Đối với nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5

Từ nợ nhóm 3 trở lên thì bạn sẽ rất khó được duyệt vay tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính trong cả 2 hình thức vay thế chấp và vay tín chấp.

Hệ thống chấm điểm tín dụng Cic sẽ lưu trữ thông tin nợ xấu của bạn trên hệ thống trong khoảng 5 năm, sau thời hạn này bạn có thể được xoá nợ xấu.

Vì sao điểm tín dụng Cic lại quan trọng?

Chúng ta có thể định nghĩa điểm tín dụng như sau: “Điểm tín dụng thực chất là một con số, dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của một cá nhân nào đó, điểm tín dụng này sẽ thể hiện lịch sử tín dụng của một cá nhân nào đó theo đúng tiêu chuẩn, quy tắc xếp hạng quốc tế và tất nhiên, con số này do trung tâm CIC quản lý”

Đối với các tổ chức tín dụng cho vay

Với vai trò quan trọng như vậy, điểm tín dụng được xem là một công cụ đắc lực giúp cho các tổ chức tín dụng cho vay đánh giá một cách tổng quát nhất về mức độ uy tín của các khách hàng.

Nói cách khác, điểm tín dụng chính là một thước đo hữu hiệu về khả năng vay vốn của khách hàng cũng như hạn mức vay tối đa mà ngân hàng có thể giải ngân.

Đối với khách hàng

Điểm tín dụng không chỉ quan trọng với đối với các tổ chức tín dụng cho vay mà nó còn chiếm một phần không nhỏ trong việc vay vốn đối với khách hàng bởi con số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những lần vay tiếp theo của khách hàng.

Đặc biệt là các trường hợp điểm tín dụng của khách hàng thấp hơn số điểm tối thiểu mà một ngân hàng cho phép thì sẽ không được duyệt vay vốn.

Hướng dẫn kiểm tra điểm tín dụng tại Cic chi tiết

Kiểm tra Cic là 1 trong những thủ tục bắt buộc khi bạn muốn tham gia vay tiền tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng hoặc công ty tài chính. Dưới đây là 3 cách kiểm tra CIC phổ biến

Kiểm tra Cic tại trung tâm tín dụng

Nơi đầu tiên mà chúng tôi muốn gợi ý cho những bạn có nhu cầu kiểm tra Cic là Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước.

Hiện trung tâm có các cơ sở đặt tại 2 thành phố là Hồ Chí Minh và Hà Nội và bạn có thể đến trực tiếp trung tâm để nhân viên kiểm tra cho bạn.

trung tâm thông tin tín dụng quốc gia cic
trung tâm thông tin tín dụng quốc gia cic

Kiểm tra điểm tín dụng tại hệ thống ngân hàng

Ngoài ra, nếu bạn không thể đến các trung tâm tín dụng, chúng tôi có một sự gợi ý khác dành cho bạn là các ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn. Bạn có thể nhờ nhân viên kiểm tra điểm tín dụng cho bạn nhưng bạn sẽ cần phải trả phí để kiểm tra.

Kiểm tra cic online

Việc di chuyển nhiều khiến bạn cảm thấy ái ngại? Đừng lo, từ nay đã cho ra đời và phát triển hệ thống kiểm tra CIC online nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại. Để có thể kiểm tra điểm tín dụng trực tuyến, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập trang web cic.org.vn Tiếp theo chọn nút có chữ “Đăng nhập” nếu bạn đã có tài khoản. Còn nếu chưa đăng ký, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.

kiểm tra cic online
kiểm tra cic online

Bước 2: Thực hiện đăng ký điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo hướng dẫn. Sau đó nhấn “Tiếp tục”.

Bước 3: Nhập mã OTP. Tiếp theo chọn “Đồng ý” các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” .
Sau khi hoàn thành đăng ký, nhân viên của CIC sẽ gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin.

Tải ứng dụng Cic và kiểm tra trên điện thoại

Hiện tại thì Cic đã phát hành app ứng dụng trên điện thoại thông minh, bạn có thể tải ứng dụng CIC Credit Connect – Kết nối nhu cầu vay

  • Tải ứng dụng trên hệ điều hành Android tại đây
  • Tải ứng dụng trên hệ điều hành Ios tại đây

Để tra cứu Cic trên ứng dụng thì bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn khai thác báo cáo trên ứng dụng CIC Credit Connect
  • Xác thực khai báo bằng mật khẩu/vay tay/Face ID
  • Mua báo cáo tín dụng (có phí)
  • Xác thực mã OTP được gởi về tin nhắn điện thoại của bạn
  • Xem báo cáo tín dụng trên hệ thống.

Chi phí khi kiểm tra CIC

Để có thể sử dụng dịch vụ kiểm tra CIC, bạn phải trả một khoản phí cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng theo quy định của CIC,

Mỗi lần tra cứu thông tin trên hệ thống phía ngân hàng sẽ trả cho đơn vị một khoản phí nhất định và sẽ dao động từ 30.000đ – 50.000đ tùy thuộc vào ngân hàng nơi bạn yêu cầu kiểm tra.

Những nguyên nhân khiến bạn bị xếp hạng tín dụng nợ xấu trên CIC

Có rất nhiều lý do để bạn có lịch sử tín dụng xấu trên hệ thống chấm điểm tín dụng Cic, dưới đây là 1 số nguyên nhân chính:

  • Chậm thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn.
  • Xảy ra tranh chấp và bị kiện khi không thanh toán khoản vay với cá nhân hoặc doanh nghiệp
  • Bị mất khả năng thanh toán dẫn đến việc bị ngân hàng gán nợ hoặc tịch thu tài sản thế chấp.
  • Không thanh toán hoặc chậm thanh toán tiền khi sử dụng thẻ tín dụng

1 số câu hỏi thường gặp về CIC

Dưới đây là danh sách các câu hỏi thường gặp về Cic mà bạn cần biết

Tra cic là gì?

Tra cic là việc tra cứu lịch sử tín dụng của khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp trên hệ thống chấm điểm tín dụng cic để xem có nợ xấu hay không và tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào đó để xét duyệt khoản vay.

Nợ xấu Cic là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ từ trên 91 ngày (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) theo hệ thống chấm điểm tại cic.

Điểm tín dụng Cic là gì?

Điểm tín dụng CiC là điểm số thể hiện uy tín tín dụng của cá nhân do hệ thống chấm điểm của trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam đánh giá và xếp hạng dựa theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về CIC mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết bạn, bạn sẽ tự mình trả lời được câu hỏi CIC là gì cũng như làm sao để kiểm tra nợ xấu một cách cụ thể và rõ ràng nhất nhất.

Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn

5/5 - (3 bình chọn)

Disclaimer:

  • Tại VayOnlineNhanh.VN, chúng tôi chỉ cung cấp các gợi ý về các ứng dụng vay online kèm thông tin về thời hạn vay từ 91 - 180 ngày, lãi suất tối đa hàng năm (APR) 20% và ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả các khoản phí hiện hành.
  • Trang web của chúng tôi có thể nhận tiền thông qua hình thức tiếp thị liên kết (affiliate). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa vào phân tích khách quan.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.833.333 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Bảo hiểm khoản vay Mcredit là gì? Không mua có được không?

Trong quá trình đăng ký vay vốn tại Mcredit, bạn sẽ được nhân

Rớt hồ sơ trả góp HD SaiSon, nguyên nhân và hướng xử lý

Việc rớt hồ sơ trả góp HD SaiSon có thể gây ra không

Hướng dẫ cầm sim số đẹp online an toàn với giá cao

Việc sở hữu một sim số đẹp không chỉ mang lại giá trị

5 cách tra cứu hợp đồng Home Credit nhanh chóng, dễ dàng

Hợp đồng HomeCredit là một trong những tài liệu quan trọng khi bạn

Hướng dẫn vay thế chấp sổ tiết kiệm với 100% hạn mức

Vay thế chấp sổ tiết kiệm là 1 trong những phương thức phổ

Inscredit – hỗ trợ khoản vay 50 triệu duyệt online lãi suất ưu đãi

Để đáp ứng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn nhanh