Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là một khái niệm quen thuộc đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên phải thanh toán trên phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam. Vậy Advising Bank là gì? Có vai trò như thế nào? Làm thế nào để lựa chọn ngân hàng thông báo? Cùng VayOnlineNhanh đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Ngân Hàng Thông Báo (Advising Bank) Là Gì?
Ngân hàng Thông báo trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Advising Bank. Ngân hàng Thông báo là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng Phát hành.
Ngân hàng Thông báo thường là ngân hàng đại lí hay một chi nhánh của Ngân hàng Phát hành ở nước nhà Xuất khẩu.
Để giúp người hưởng thụ nhận phải các L/C giả (cam kết thanh toán giả), thì các thông báo ngày sẽ được thông qua một ngân hàng khác thay vì Ngân hàng Phát hành.
Tín Dụng Thư L/C Là Gì?
Tín dụng thư được gọi với thuật ngữ tiếng Anh là Letter of Credit viết tắt L/C. Như với tên gọi của nó, đây là một phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Có thể hiểu như sau, tín dụng thư là một cam kết của một tổ chức tài chính có uy tín thông thường là ngân hàng đối với người được thụ hưởng L/C điển hình như người bán hàng hàng với nhưng điều kiện hay điều khoản mà L/C đặt ra. Các bên tham gia thanh toán tín dụng thư bao gồm như sau:
- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC
- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Nhiệm vụ thanh toán tới ngân hàng thanh toán tiền trong trường hợp L/C có chỉ định
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Có nhiệm vụ thực hiện việc xuất trình chứng từ đến ngân hàng chỉ định.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành thực hiện công việc chiết khấu hoặc thanh toán
- Ngân hàng thu tiền (Claiming Bank): thực hiện việc thu thồi tiền bộ chứng từ
- Người mở thư tín dụng (Applicant).
- Người thụ hưởng (Beneficiary).
Tại Sao Phải Thông Báo Thư Tín Dụng L/C Qua Ngân Hàng?
Có rất nhiều người cho rằng, ngân hàng phát hành chỉ cần gửi trực tiếp L/C cho người thụ hưởng mà không cần phải thông qua trung gian nào nữa để tiết kiệm được chi phí. Về mặt lý thuyết thì vẫn có thể thực hiện cách này.
Tuy nhiên, L/C được thông báo qua ngân hàng sẽ giúp người thụ hưởng nhận được đảm bảo an toàn cao nhất tránh nhận phải một L/C giả gây ra những hậu quả khôn lường.
Về bản chất, việc chuyển L/C cho các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng thông báo là để xác minh tính chân thật của L/C (authentícation). Đây cũng là mục đích mà các ngân hàng thông báo được ra đời.
Vai Trò Của Advising Bank Trong Xuất Nhập Khẩu
Nhiều người cho rằng, L/C là cam kết của Ngân hàng Phát hành đối với người thụ hưởng. Do đó, Ngân hàng Phát hành cần gửi trực tiếp L/C cho người thụ hưởng mà không cần qua một hàng nào nhằm giảm chi phí.
Về mặt lí thuyết là có thể được, nhưng trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải một L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng, thì nhất thiết L/C phải được thông báo qua một ngân hàng.
Mục đích chuyển L/C cho nhà Xuất khẩu thông qua Ngân hàng Thông báo là để xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C (authentication). Khi nhận được L/C chuyển đến, Ngân hàng Thông báo phải xác minh tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho nhà Xuất khẩu. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)
Những Nguyên Tắc Lựa Chọn Ngân Hàng Thông Báo L/C
6 Quy tắc chọn ngân hàng thông báo L/C như sau:
- Ngân hàng Thông báo phải do Ngân hàng Phát hành chỉ định. Thông thường, đó sẽ là ngân hàng có phục vụ cho nhà xuất khẩu, đồng thời là chi nhánh/ ngân hàng đại lý thuộc Ngân hàng Phát hành.
- Để Ngân hàng Phát hành chỉ định Ngân hàng Thông báo khi đảm bảo các cơ sở như: đơn mở L/C của người yêu cầu; Nếu nội dung đơn không quy định thì Ngân hàng Phát hành được quyền tùy chọn Ngân hàng thông báo.\
- Các cam kết thanh toán L/C được thông báo ở ngân hàng nào thì khi sửa đổi L/ C phải được thông báo qua hệ thống ngân hàng đó.
- Ngân hàng Phát hành có quyền chỉ định Ngân hàng Thông báo thứ 2 nếu như Ngân hàng Thông báo thứ nhất không có quan hệ khách hàng với người hưởng thụ.
- Nếu Ngân hàng Phát hành không chỉ định, Ngân hàng Thông báo thứ hất có quyền tự chọn Ngân hàng Thông báo thứ 2.
- Nếu không phải Ngân hàng Xác nhận, chỉ thực hiện thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C thì sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến việc thanh toán/ chiết khấu từ L/C.
Tổng Kết
Chắc hẳn qua những thông tin đã được tổng hợp qua bài viết trên, bạn đã có thể biết được advising bank là gì cũng như vai trò của ngân hàng này trong xuất nhập khẩu. Hy vọng những bài viết này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích giúp bạn lựa chọn được một ngân hàng thông báo uy tín, phù hợp nhất.
Xem thêm:
Ngân hàng phát hành là gì? Đặc điểm vai trò chức năng?
Ngân hàng trung gian là gì? Phương thức hoạt động như thế nào?
Thư tín dụng là gì? Điều kiện và thủ tục mở thư tín dụng L/C
Người thụ hưởng là gì? Có nhiệm vụ gì?
Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mẫu đơn xin giãn nợ, gia hạn nợ Mcredit mới nhất 2023
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn do đại dịch và
Vay hạn mức Mcredit là gì? Cách tính lãi vay hạn mức Mcredit
Với sự xuất hiện của các công ty tài chính hàng đầu như
10+ địa chỉ cho vay nóng không cần hộ khẩu duyệt nhanh dễ nhất
Trong thời đại hiện đại, việc cần tiền nhanh chóng và dễ dàng
Nợ quá hạn, nợ xấu HD SaiSon: nguyên nhân và cách xử lý
Nợ quá hạn và nợ xấu là những vấn đề mà nhiều khách
Nợ xấu Home Credit bao lâu thì xóa, cách xóa chi tiết
“Nợ xấu” là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều
Cách vay tín chấp TPBank theo lương chuyển khoản chi tiết
Sản phẩm vay tín chấp TPBank có gì khác so với các ngân