Bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình hiện nay như thế nào?

Khi giao dịch thương mại cả hai bên mua và bán đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, các dịch vụ bảo lãnh ra đời nhằm thay thế bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ với bên còn lại.

Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VayOnlineNhanh để có thêm thông tin nhé!

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Ví dụ: Công ty A tham dự cuộc đấu thầu xây dựng công trình B. Để đảm bảo công ty A không bỏ cuộc sau khi đã trúng thầu, tổ chức tín dụng C cấp một chứng thư bảo lãnh dự thầu cho công ty A trong đó cam kết A sẽ thực hiện công trình sau khi trúng thầu. Nếu A không thực hiện thì tổ chức tín dụng bảo lãnh sẽ trả toàn bộ chi phí cho bên tổ chức đấu thầu.

bao lanh ngan hang la gi
Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng Thư Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thực hiện thay cho đơn vị kinh doanh đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

chung thu bao lanh ngan hang
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Vì Sao Có Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng?

Trong những phiên giao dịch sẽ có một 1 chủ thể đóng vai trò chính là bên bán và bên mua. Người mua, kẻ bán sẽ xảy ra những xung đột dẫn đến những điểm không tin tưởng nhau nên cần phải có một tổ chức tín dụng can thiệp tạo dựng niềm tin. Cụ thể chính là những tổ chức tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là người trung gian.

  • Điều đầu tiên, bảo lãnh sẽ giúp cho bên bán nhận được đúng số tiền thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
  • Điều thứ hai, bên mua sẽ được đảm bảo hàng hóa khi nhận đúng trong thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng.

Có thể nói việc bảo lãnh từ một tổ chức có uy tín là một trong những yếu tố giúp cho hợp đồng mua bán sẽ được diễn ra bình thường và không xảy ra rủi ro.

vi sao co bao lanh ngan hang
Vì sao có dịch vụ bảo lãnh ngân hàng?

Ưu Điểm Khi Dùng Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng

Khách hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro không đáng có nhất, không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác bởi đã có bảo lãnh của ngân hàng. Khách hàng sẽ có cơ hội trì hoãn việc thanh toán là để tăng tài sản lưu thông hiện có. Theo đó, các lợi ích của bảo lãnh ngân hàng được thể hiện rõ nét như sau:

  • Bảo lãnh dự thầu chính là sự đảm bảo của ngân hàng về việc bồi thường trong phạm vi số tiền đã ghi trong giấy bảo lãnh. Nghĩa là khi bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng trong khi đã trúng thầu và rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu khi đã ký kết.
  • Còn bảo lãnh bảo hành là sự bảo đảm, bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có bất kỳ nhược điểm nào xảy ra trong quá trình vận chuyển, xây dựng… Số tiền bảo lãnh phải được ghi rõ trong hợp đồng kèm theo ngày tháng, mục đích…
  • Tiếp đến là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ được bồi hoàn nếu bên đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, số tiền bảo lãnh cần phải được sự đồng ý của các bên.
  • Thêm nữa, bảo lãnh thanh toán sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về việc thanh toán tiền hàng cho người bán. Số tiền bảo lãnh thanh toán chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
  • Cuối cùng là bảo lãnh nhận hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được chứng từ vận chuyển. Bảo lãnh nhận hàng thường được phát kèm theo thư tín dụng, đây là sự đảm bảo từ phía ngân hàng cho công ty, nhà xuất khẩu cho việc giao hàng mà chưa cần xuất trình vận đơn.

Đặc Điểm Của Bảo Lãnh Ngân Hàng

Để hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về đặc điểm của nó. Cụ thể:

  • Giao dịch thương mại đặc thù
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể thực hiện (các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng)
  • Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập 2 hợp đồng, bao gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/ cam kết bảo lãnh.

Hai loại hợp đồng này tuy có mối quan hệ tương quan với nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về phương diện chủ thể cũng như cả phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
  • Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch đã được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ. Tính chất của các chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) hay khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hoặc khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lanh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập)

Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo lãnh ngân hàng được phân chia ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Phân Loại Theo Phương Thức Phát Hành

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh

Phân Loại Theo Hình Thức Sử Dụng

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Phân Loại Theo Mục Đích Sử Dụng

  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)/
  • Bảo lãnh dự thầu.
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  • Bảo lãnh thanh toán.
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước.
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.

Các Loại Bảo Lãnh Khác

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C).
  • Bảo lãnh thuế quan.
  • Bảo lãnh hối phiếu.
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Chức Năng Của Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng

Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng có tất cả 3 chức năng là:

  • Chức năng bảo đảm.
  • Chức năng tài trợ.
  • Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng.

Trong đó:

  • Chức năng bảo đảm là chức năng quan trọng nhất, người thụ hưởng sẽ có được một khoản bồi thường về tài chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Hoặc bảo lãnh sử dụng các thỏa thuận khi mua bán như dự thầu, thực hiện hợp đồng…
  • Chức năng tài trợ là khi thi công công trình hoặc thực hiện hợp đồng mua bán mà phải dùng tới nguồn vốn lớn trong thời gian dài, người thi công có thể yêu cầu chủ công trình ứng trước một khoản tiền. Hay trong các cuộc đấu thầu, chủ thầu yêu cầu người dự thầu đặt cọc thì ngân hàng sẽ bảo lãnh cho nhà thầu ứng trước.
  • Cuối cùng là chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm cam kết hợp đồng. Lúc này bảo lãnh sẽ đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng theo như những gì đã ký kết. Nó mang ý nghĩa ràng buộc, đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là bồi hoàn hợp đồng.

Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng Cập Nhật Mới 2023

Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng ký hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dụng, dự thầu. Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng của mình.

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh phải gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như:

  • Tính đầy đủ hợp pháp
  • Khả thi của dự án bảo lãnh
  • Năng lực pháp lý của khách hàng
  • Hình thức đảm bảo; tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý ngân hàng khách hàng ký hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng hoàn toàn độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác. Hợp đồng thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.

Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng Kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ.

Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và bảo lãnh (bên được bảo lãnh) thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (bên nhận bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.

Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bảo đảm, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

quy trinh bao lanh ngan hang
Quy trình bảo lãnh ngân hàng cập nhật mới 2023

Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Bao Nhiêu?

Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu.

Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó. Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phí. Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
  • Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Tổng Kết

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Đến đây chắc các bạn đã hiểu, đây là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế.

Nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trư­ờng mà còn góp phần tăng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

Xem thêm:

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền là gì? Cập nhật mẫu mới nhất hiện nay

Bank teller là gì? Công việc cụ thể ra sao?

Banker là gì? Lương thưởng bao nhiêu?

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì? Công việc như thế nào?

Ngân hàng thông báo là gì? Quy tắc chọn ngân hàng thông báo

Bài viết được biên tập bởi: VayOnlineNhanh.Vn

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay tín chấp ngân hàng SCB – hướng dẫn vay chi tiết

Vay tín chấp ngân hàng SCB hiện nay đang được nhiều khách hàng

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Liên Việt với lãi suất thấp

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Liên Việt lãi suất ưu đãi

Tìm hiểu về Alo Credit, cách đăng ký vay Alo Credit nhanh chóng

Hình thức vay tiền online đang trở thành xu hướng xoay sở tài

Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ Agribank với lãi suất ưu đãi 2023

Vay thế chấp sổ đỏ Agribank là 1 trong những dịch vụ nổi

Credit Now hỗ trợ vay 50 triệu online siêu nhanh duyệt 24/7

Hầu hết mọi người đều biết các ứng dụng vay tiền online có

Nợ xấu nhóm 1 là gì, có thể vay vốn khi bị nhóm nợ 1?

Nhiều khách hàng bị rơi vào nợ xấu nhóm 1 mà không biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *